Cấu thành tội phạm cắt xén là gì?Đây là câu hỏi rất được quan tâm khi nhắc đến tội phạm trong quy định của luật hình sự. Chính vì vậy, để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này, mời các bạn cùng đọc bài viết sau đây của chúng tôi.

1. Cấu thành tội phạm
Thứ nhất, về yếu tố mặt khách quan: đây là những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài của hành vi phạm tội mang tính chất khách quan, phương tiện cũng như công cụ sử dụng để gây án, phương pháp gây án, thời điểm mà tội phạm thực hiện hành vi, hậu quả của hành vi xác định là hành vi nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
- Hành vi phạm tội mang tính chất khách quan có tính chất nguy hiểm cho xã hội đó là một trong những dấu hiệu mang tính chất tiên quyết, bắt buộc. Nếu hành vi của người đó thực hiện có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, không gây nguy hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không coi đó là hành vi phạm tội. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là những hành vi mà người phạm tội thực hiện các việc mà Bộ Luật Hình sự 2015 cấm hay không thực hiện những việc mà Bộ Luật Hình sự 2015 điều chỉnh.
- Hậu quả thể hiện ở mặt khách quan đó là hậu quả thực tế về mặt vật chất cũng như tinh thần của người bị hại. Thiệt hại về vật chất có thể xác định đó là những thiệt hại bao gồm đó là về tài sản bị mất, tài sản bị hư hỏng, tài sản bị hủy hoại, mức độ phần trăm tổn thương cơ thể, chết người… Thiệt hại về tinh thần có thể xác định đó là những thiệt hại đến danh dự, đến nhân phẩm của người bị hại, xâm phạm đến tư tưởng, chính sách của Nhà nước. Việc xác định được hậu quả của tội phạm chính là căn cứ quyết định đến mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Thứ hai, về yếu tố mặt chủ quan: được xác định đó là những thứ thuộc về bên trong biểu hiện của tội phạm đó. Những dấu hiệu này xác định đó là tư tưởng cũng như tâm lý của tội phạm khi thực hiện hành vi đó là dấu hiệu về lỗi cố ý, lỗi vô ý, động cơ và mục đích.
Về lỗi cố ý có hai loại đó là lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý có hai loại đó là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Lưu ý trong trường hợp này đó là về lỗi vô ý do cẩu thả vì lỗi vô ý do cẩu thả có thể bị nhầm lẫn với sự kiện bất ngờ do nếu xác định được là sự kiện bất ngờ thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sự kiện bất ngờ đó là người có hành vi nguy hiểm cho xã hội họ không thể thấy trước được hậu quả hoặc tại thời điểm đó họ không buộc phải thấy trước hậu quả. Còn về lỗi vô ý do cẩu thả thì chủ yếu do người đó chủ quan nghĩ rằng hậu quả không thể xảy ra dẫn đến gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thứ ba, về yếu tố chủ thể: chủ thể của tội phạm được Bộ luật hình sự 2015 xác định đó là gồm cá nhân và pháp nhân thương mại.
- Cá nhân: là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi phạm tội mình gây ra, trừ một số trường hợp được điều chỉnh cụ thể. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ chịu trách nhiệm đối với những hành vi phạm tội được xác định đó là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Năng lực trách nhiệm hình sự đặt ra với mọi cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trừ trường hợp đó là trong quá trình xác định là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội người đó đang bị mắc bệnh tâm thần có xác nhận của cơ sở giám định hoặc bệnh khác nhưng xác định rằng mất khả năng điều khiển hành vi của mình cũng như khả năng nhận thức về những gì họ đã làm.
- Pháp nhân thương mại đó là các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác khi có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự. Cần phân biệt rõ rằng việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không đồng nghĩa với việc cá nhân trong đó không phải chịu trách nhiệm đối với những hành vi mà họ đã làm.
Thứ tư, về yếu tố khách thể: đây là những mối quan hệ xã hội mà trong Bộ Luật hình sự điều chỉnh, bảo vệ, đã bị người có hành vi phạm tội gây ra thiệt hại hoặc trực tiếp đe dọa.
Những mối quan hệ này được xác định đó là: chế độ chính trị, độc lập, thống nhật, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, an toàn xã hội, quyền con người … mà Bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm.
2.Cấu thành tội phạm cắt xén là gì?
Cấu thành tội phạm cắt xén là một dạng đặc biệt của cấu thành tội phạm hình thức, trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm cắt xén luật chỉ quy định dấu hiệu hành vi, không quy định dấu hiệu hậu quả. Nhưng hành vi trong cấu thành tội phạm cắt xén khác với hành vi trong cấu thành tội phạm hình thức thể hiện ở chỗ hành vi được mô tả chỉ là một bộ phận hay một giai đoạn của hành vi mà người phạm tội mong muốn thực hiện để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định.
-Ví dụ về cấu thành tội phạm cắt xén
Loại cấu thành tội phạm này được quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) – Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân..
Trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm của Điều 109 được phản ảnh bởi một trong hai hành vi:
- Hành vi thành lập tổ chức, về bản chất thì đây là hành vi chuẩn bị phạm tội. Vì vậy nó được gọi là cấu thành tội phạm cắt xén.
- Hành vi tham gia vào tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đối với hành vi này đây là cấu thành tội phạm hình thức.
Nội dung bài viết:
Bình luận