Các câu hỏi về thủ tục hành chính và vấn đề pháp lý có liên quan

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước.Thủ tục hành chính đã và đang có ý nghĩa nhất định trong quá trình quản lí hành chính nhà nước. Vậy, Thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin. 

[caption id="attachment_748588" align="aligncenter" width="1368"]Các câu hỏi về thủ tục hành chính và vấn đề pháp lý có liên quan Các câu hỏi về thủ tục hành chính và vấn đề pháp lý có liên quan[/caption]

1.Phân loại thủ tục hành chính 

Tùy thuộc vào tiêu chí xác định mà thủ tục hành chính được phân thành các loại chủ yếu sau đây:

1.1.Theo đối tượng quản lý của Nhà nước

Các thủ tục hành chính được xây dựng cho từng lĩnh vực và được phân loại theo cơ cấu, chức năng như:

- Thủ tục đăng ký kinh doanh;

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Thủ tục làm hộ chiếu;

- Thủ tục cấp Giấy phép xây dựng;

- Thủ tục hộ khẩu…

1.2.Theo công việc của cơ quan Nhà nước

Các thủ tục hành chính này được phân loại theo hoạt động cụ thể của cơ quan Nhà nước. Theo cách này thủ tục hành chính bao gồm:

- Thủ tục thông qua và ban hành văn bản như Thủ tục thông qua và ban hành văn bản hành chính, quyết định hành chính;

- Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức;

- Thủ tục khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức.

1.3.Theo chức năng chuyên môn

Các cơ quan chuyên môn thực hiện các hoạt động nội bộ phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu chung. Theo đó, có các loại thủ tục hành chính sau:

- Thủ tục thuế, phí, lệ phí;

- Thủ tục cung cấp thông tin;

- Thủ tục hải quan;

- Thủ tục kiểm tra phòng cháy chữa cháy;

- Thủ tục kiểm tra an toàn lao động…

1.4.Theo quan hệ công tác

1.1.1.Thủ tục hành chính nội bộ:

Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong cơ quan Nhà nước, trong hệ thống cơ quan Nhà nước.

Thủ tục hành chính nội bộ thường là các thủ tục:

- Thủ tục ban hành quyết định quy phạm;

- Thủ tục ban hành quyết định nội bộ cá biệt;

- Thủ tục bổ nhiệm cán bộ…

Các thủ tục này thể hiện quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên; quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp.

1.1.2.Thủ tục hành chính văn thư:

Thủ tục này có liên quan chặt chẽ với hoạt động văn thư, gồm toàn bộ những thủ tục liên quan đến hoạt động xử lý, cung cấp, lưu trữ công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hình thức văn bản để phục vụ giải quyết công việc.

2. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính

2.1.Khái niệm 

Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước.“Trình tự thực hiện” là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.  Hiện nay có nhiều quan điểm về thế  nào là thủ tục hành chính.

Khoản 1 điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính đưa ra khái niệm như sau:

“Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”

2.2.Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính hiện nay

Về đặc điểm của thủ tục hành chính, nhìn chung các thủ tục hành chính mang những đặc điểm chung như: được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm   thủ tục hành chính, trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý  hành chính nhà nước, thủ tục hành chính thường mang tính đa dạng, phức tạp; thủ tục hành chính mang tính năng động.

Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính hiện nay được quy định như sau:

  • Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.
  •  Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
  •  Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

3. Mục tiêu của thủ tục hành chính là gì?

Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi các lý do sau đây:

– Thứ nhất, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.

– Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

– Thứ ba, thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.

– Thứ tư, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …

– Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

– Thứ sáu, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

4.Quy định về phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính

Trong đó, phân cấp giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an các lĩnh vực: Xuất nhập cảnh; phòng cháy, chữa cháy; cấp, quản lý căn cước công dân; đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;..

Với Bộ Công Thương, phân cấp giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực: Xuất nhập khẩu; điện; xúc tiến thương mại; lưu thông hàng hóa trong nước;..

Phân cấp giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo các lĩnh vực: Kiểm định chất lượng giáo dục; giáo dục trung học; giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đào tạo với nước ngoài.

Với Bộ Giao thông vận tải, phân cấp giải quyết TTHC các lĩnh vực: Hàng hải; đường bộ; đường thủy nội địa; đăng kiểm; hàng không; đường sắt;...

5.Các câu hỏi về thủ tục hành chính và vấn đề pháp lý có liên quan

5.1.Cơ sở của việc cắt giảm TTHC?

Cơ sở quan trọng nhất của việc cắt giảm TTHC là thay đổi mạnh mẽ tư duy, phương thức quản lý. Bộ GDĐT cắt giảm trên cơ sở:

Thứ 1: Thay đổi tư duy từ cơ chế xin - cho, bao cấp sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục.

Thứ 2: Thay thế việc thực hiện và giải quyết TTHC bằng các biện pháp như: thông báo, tăng cường hậu kiểm, quy định chặt chẽ các chế tài quản lý.

Thứ 3: Tăng cường giám sát xã hội. Thu thập thông tin phản hồi từ doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục và người học về chất lượng đào tạo.

5.2.Việc cắt giảm TTHC có đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước (trong khi dư luận có lúc còn băn khoăn về chất lượng giáo dục nhất là đối với một số ngành đào tạo ở ĐH).

Nguyên tắc chung là việc cắt giảm TTHC nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước như tăng cưởng kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện quy định của các cơ sở giáo dục, kiên quyết xử lý với những cơ sở giáo dục thực hiện không đúng quy định của pháp luật. Cắt giảm TTHC không có nghĩa là thả nổi tự do mà vẫn tăng cường sự kiểm tra, giám sát.

5.3.Trong thời gian tới, việc cắt giảm TTHC tại Bộ sẽ được tiến hành ra sao?

Trong thời gian tới và trước mắt trong năm 2018, Bộ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến việc rà soát, cắt giảm mạnh các TTHC, các điều kiện kinh doanh không cần thiết. Để có Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC của năm 2018, Bộ  chuẩn bị khảo sát, tham vấn ý kiến đối với các đối tượng thực hiện TTHC như: các cơ sở giáo dục (trong đó có cả doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục), người học và cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, ngành có liên quan) theo tinh thần tăng cường hậu kiểm, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục. Mặt khác, Bộ GDĐT tiếp tục đẩy mạnh tin học hóa TTHC và thực hiện các dịch vụ hành chính công trực tuyến giúp giảm gánh nặng chi phí tuân thủ TTHC cho người dân, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục.

5.4.Công tác cải cách, đơn giản hóa Thủ tục hành chính (TTHC) của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được triển khai thực hiện như thế nào?

Công tác cải cách, đơn giản hóa TTHC được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm, coi đây là khâu quan trọng của cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của ngành đồng thời phát huy nguồn lực của xã hội  đầu tư cho giáo dục theo tinh thần xây dựng Chính phủ kiến tạo.

Với nhận thức như trên, hàng năm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đều có Quyết định ban hành Kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính nhằm phát hiện kịp thời các TTHC còn rườm rà không phù hợp, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức cá nhân. Trên cơ sở Kế hoạch của Bộ, các đơn vị thuộc Bộ lập Kế hoạch để rà soát các quy định, TTHC thuộc lĩnh vực phụ trách, đề xuất phương án đơn giản hóa trình Bộ trưởng phê duyệt và tổ chức thực thi Phương án đơn giản hóa.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng giao cho Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính kiểm soát chất lượng rà soát của các đơn vị, tiến hành rà soát độc lập và tham khảo ý kiến của các chuyên gia đối với các quy định, TTHC của Bộ để đảm bảo chất lượng rà soát. Trên cơ sở đó đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC tối ưu nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (688 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo