1. Visa là gì?
Visa chính là thị thực, được ghi nhận là một bằng chứng hợp pháp cho phép cá nhân được xuất cảnh hoặc nhập cảnh tại một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định và được thể hiện bằng dấu xác nhận đóng lên hộ chiếu của đương đơn qua mỗi lần xuất – nhập cảnh
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định thị thực (visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
Để xin được visa, có thể thông qua việc cấp trực tiếp hoặc thông qua cơ quan ngoại gia (đại sứ quán, lãnh sự quán) của quốc gia đó tại quốc gia khác. Ở một số nước khác, thủ tục này có thể thông qua một công ty du lịch, cơ quan chuyên môn có sự cho phép của quốc gia phát hành. Pháp luật của mỗi quốc gia là khác nhau và do vậy, việc cấp visa sẽ có những quy định riêng tùy vào mỗi nước hoặc vùng lãnh thổ. Ngoài ra, cũng tùy quan hệ ngoại giao hoặc trường hợp ngoại lệ mà có một số quốc gia không đòi hỏi visa trong một số trường hợp nhất định.
2. Visa được phân loại như thế nào?
Hiện nay, visa được phân loại thành những loại sau:
– Theo mục đích xin visa thì gồm có:
- Visa định cư
- Visa du lịch
- Visa công tác
- Visa thăm thân
- Visa thương mại, thương vụ, kinh doanh
- Visa khám chữa bệnh
- Visa lao động
- Visa du học
– Theo số lần nhập cảnh thì gồm có:
- Visa nhập cảnh 1 lần: visa cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh chỉ một lần duy nhất trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không được thay đổi mục đích thị thực.
- Visa nhập cảnh nhiều lần: visa cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh và xuất cảnh nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của thị thực và không được thay đổi mục đích thị thực..
– Theo thời hạn visa thì gồm có:
- Visa ngắn hạn: visa có thị thực thời gian từ 1-3 tháng, thời gian lưu trú tối đa chỉ là 90 ngày
- Visa dài hạn: visa dài hạn có thời gian dùng 1-3 năm chủ yếu với mục đích du học, học tập, đi làm, xuất khẩu lao động trong thời gian dài từ 1 năm trở lên
– Ngoài ra còn có thể phân visa thành:
- Visa di dân: nhập cảnh và định cư tại một nước theo các diện bảo lãnh
- Visa không di dân: nhập cảnh một nước trong khoảng thời gian cho phép, tạm thời
3. Cấp visa tiếng anh là gì? [Cập nhật 2023]
Để tra cứu được nhiều thông tin liên quan đến việc cấp visa, nhiều người muốn tìm kiếm thông tin bằng tiếng anh nhưng lại không viết các viết như thế nào. Cấp visa tiếng anh được dịch là “visa application” hoặc “apply for a visa”. Khi muốn tìm kiếm thông tin liên quan đến cấp visa nước nào thì bạn chỉ cần thêm tên tiếng anh của nước đó vào cụm từ trên là có thể tra cứu các thông tin liên quan đến việc xin visa bằng tiếng anh.
4. Một số cụm từ tiếng Anh cần biết khi xin visa
- Gia hạn visa: Visa Extension
- Thẻ tạm trú: Temporary Resident Card
- Nhận thị thực tại cửa khẩu: Picking up visa upon arrival
- Gia hạn visa: visa extension
- Miễn thị thực: visa Exemption
- Phiếu lý lịch tư pháp: Criminal Record Certificate hoặc Criminal Check Type
- Giấy phép lao động: Word Permit
- Đóng dấu visa: Visa Stamp
- Công văn nhập cảnh: approval letter on arrival hoặc The Letter
- Thẻ nhập cảnh: Arrival card
- Thẻ xuất cảnh: Exit card
- Đại lý du lịch địa phương: Local travel agency
- Tờ khai: Declaration
Để hồ sơ xin visa của bạn được hợp lệ, trong nhiều trường hợp bạn phải nộp các bản dịch tiếng Anh. Khi đó, bạn nên lựa chọn một người, đơn vị dịch thuật có uy tín để đảm bảo hồ sơ của bạn được dịch một cách chính xác nhất.
5. Câu hỏi thường gặp
5.1 Những ai cần visa nhập cảnh Việt Nam?
Hầu hết tất cả người nước ngoài vào Việt Nam đều cần thị thực nhập cảnh Việt Nam trừ một số trường hợp được đề cập tại Các trường hợp được miễn thị thực Việt Nam.
5.2 Làm thế nào để xin được visa Việt Nam?
Bạn có thể trực tiếp đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại quốc gia của bạn để nộp đơn xin thị thực Việt Nam hoặc xin thị thực Việt Nam cấp tại sân bay.
5.3 Làm visa có tốn phí không?
Có, việc làm visa sẽ tốn phí. Phí xin visa cũng phụ thuộc vào loại visa mà bạn đang đăng ký và nước mà bạn đang đi đến.
Nội dung bài viết:
Bình luận