Trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất vật liệu xây dựng, các cá nhân, tổ chức sẽ có những lúc cần phải xin cấp mới Giấy chứng nhận hoạt động thử nghiệm vật liệu xây. Bài viết cung cấp thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng theo đúng quy định.
1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về hoạt động thử nghiệm hang hóa vật liệu xây dựng
Theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì:
- ‘’Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.’’
- ‘’Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.’’
- ‘’Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.’’
- ‘’Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng (gọi là chứng nhận hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là chứng nhận hợp quy).’’
- ‘’Tổ chức đánh giá sự phù hợp là tổ chức tiến hành hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.’’
- ‘’Thử nghiệm là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay nhiều đặc tính của sản phẩm, hàng hóa theo một quy trình nhất định.’’
Việc thử nghiệm được quy định tại Khoản 1 Điều 25 như sau:
‘’1. Việc thử nghiệm được quy định như sau:
- a) Thử nghiệm phục vụ hoạt động của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức thử nghiệm;
- b) Thử nghiệm phục vụ quản lý nhà nước được thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định.’’
Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 thì:
- ‘’Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
- Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.’’
- ‘’Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
- Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.’’
Theo đó cho thấy vật liệu xây dựng thuộc loại hàng hóa, sản phẩm cần có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm khi thuộc trường hợp pháp luật quy định.
2. Quy trình thực hiện
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
- Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm chuyên ngành.
- Có ít nhất 04 thử nghiệm viên chính thức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), được đào tạo về tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm vật liệu xây dựng.
- Trước khi Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực 60 ngày, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm phải lập 01 bộ hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới và gửi về Bộ Xây dựng.
- Có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp, với lĩnh vực hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng.
Hồ sơ bao gồm
- Đơn đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 01, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Danh sách thử nghiệm viên theo Mẫu số 02, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP;
- Danh sách máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực thử nghiệm đăng ký theo Mẫu số 04, Nghị định số 107/2016/NĐ-CP.
Trường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận hoặc tổ chức công nhận nước ngoài công nhận hoạt động thử nghiệm thì nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.
Trường hợp tổ chức thử nghiệm chưa được công nhận thì nộp các tài liệu, quy trình thử nghiệm và các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với thử nghiệm vật liệu xây dựng.
Trình tự thực hiện
- Nộp hồ sơ trực tiếp: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện: Bản sao có chứng thực.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Xây dựng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.
Cơ quan thực hiện
Bộ Xây dựng.
Trên đây là những chia sẻ của ACC dành cho các bạn có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!
Nội dung bài viết:
Bình luận