Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Đã Qua Sử Dụng

Tạm nhập tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. ACC sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng – một trong những điều kiện quan trọng để có thể kinh doanh lĩnh vực trên.

Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Đã Qua Sử Dụng
Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Đã Qua Sử Dụng

1. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng là gì?

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Đối với hàng hóa đã qua sử dụng, thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng trên phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng.

Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

2. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP qiu định các mặt hàng đã qua sử dụng phải được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất bao gồm:

PHỤ LỤC IX

DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÃ QUA SỬ DỤNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

  1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng.
  2. Đối với nhóm 8418: không áp dụng đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu ban hành kèm theo Phụ lục VI Nghị định này.
  3. Đối với nhóm 8703: chỉ áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
  4. Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
  5. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
  6. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.

….

3. Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Hồ sơ cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký xin cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng như sau:

  • Thành phần hồ sơ:
    • Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
    • Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP: 1 bản chính.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Trình tự cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Bước 1: Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Sau khi được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, thương nhân cần phải đảm bảo những trách nhiệm của mình tại Điều 31 Nghị định 69/2018/NĐ-CP:

  • Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
  • Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
  • Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
  • Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
    • Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
    • Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
    • Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
  • Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa hàng hóa đã qua sử dụng theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (911 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo