Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Có Thuế TTĐB

Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất là điều kiện bắt buộc mà thương nhân kinh doanh lĩnh vực trên cần phải đáp ứng trước khi tiến hành kinh doanh. Để khách hàng có thể nắm rõ qui trình, ACC xin giới thiệu Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB.

Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Có Thuế TTĐB
Cấp Mã Số Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất Hàng Hóa Có Thuế TTĐB

1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB là gì?

Tạm nhập tái xuất là gì?

Tạm nhập là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Viêt Nam. Trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB là gì?

Tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB là hoạt động của thương nhân được quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể:

PHỤ LỤC VIII

DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)

Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.

Mã hàng Mô tả mặt hàng
Chương 22 2203 Bia sản xuất từ malt
2204 Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09
2205 Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm
2206 Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác
2208 Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác
Chương 24 2402 Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá

2. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB

Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

Như vậy, để có thể kinh doanh lĩnh vực tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB, thương nhân cần phải thực hiện thủ tục Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB trước khi tiến hành kinh doanh.

3. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục VIII Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đáp ứng những điều kiện này, thương nhân mới được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

4. Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB

Hồ sơ cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB

  • Thành phần hồ sơ:
    • Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
    • Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP: 1 bản chính.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Trình tự thủ tục

Trình tự thủ tục cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định đến Bộ Công Thương.
  • Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
  • Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xác minh không tính vào thời gian xử lý hồ sơ.
  • Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện tới địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

Trên đây toàn bộ thông tin về Cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế TTĐB.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (971 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo