Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, là thành phố trung tâm và lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với mật độ dân số ngày càng cao thì nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của người dân sống tại thành phố Đà Nẵng ngày càng lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế cùng với nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan đã khiến cho thẻ bảo hiểm y tế của mình bị mờ chữ số, rách, mất hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân khi đi khám, chữa bệnh. Vậy nên sẽ có rất nhiều người muốn được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế nhưng chưa biết quy trình thủ tục như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở Đà Nẵng qua bài viết dưới đây nhé!
Quy trình cấp lại thẻ bảo hiểm y tế tại Đà Nẵng như sau:
1. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- BHXH thành phố Đà Nẵng;
- BHXH các quận huyện (theo phân cấp).
2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân; Đơn vị sử dụng lao động; Nhà trường, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội.
Thành phần hồ sơ:
Trường hợp cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH.
Người tham gia:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Sổ BHXH (đối với trường hợp người lao động bảo lưu quá trình đóng BHXH trước ngày 01/01/2008);
- Hồ sơ kèm theo như sau:
Trường hợp thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch:
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
- Trường hợp là Đảng viên: thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp người tham gia thay đổi nơi làm việc: Quyết định (văn bản) chứng minh địa điểm làm việc.
Đơn vị:
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) đối với người lao động nộp hồ sơ qua đơn vị.
Cấp lại thẻ BHYT do mất, hỏng; đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Lưu ý: Người tham gia BHYT được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu quý.
Đổi thẻ BHYT do điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày tháng, năm sinh; giới tính.
Hồ sơ kèm theo gồm một trong các giấy tờ sau:
3. Đối với đối tượng chỉ tham gia BHYT:
- Trường hợp do người tham gia kê khai sai so với hồ sơ gốc; người tham gia do cơ quan BHXH quản lý đề nghị điều chỉnh để đi khám chữa bệnh:
Chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
- Trường hợp đơn vị kê khai sai so với hồ sơ của người tham gia:
Cơ quan BHXH rà soát, thông báo và phối hợp với đơn vị điều chỉnh.
4. Đối với đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT
Hồ sơ kèm theo:
- Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu.
Trường hợp là Đảng viên: thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Đơn vị:
Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Lưu ý: Thành phần hồ sơ nêu trên nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.
Thành phần hồ sơ đối với trường hợp đề nghị cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ BHYT (trừ trường hợp điều chỉnh nhân thân, bổ sung mã đối tượng sinh sống) nếu người tham gia không có giấy tờ nêu trên mà có các giấy tờ liên quan để chứng minh làm căn cứ điều chỉnh như: giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng; cựu chiến binh theo quy định tại Pháp lệnh Cựu chiến binh; người tham gia kháng chiến... thì đơn vị nộp các giấy tờ này cho cơ quan BHXH để xem xét giải quyết (không ghi vào Bảng kê hồ sơ).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Lập và nộp hồ sơ
- Người đang làm việc: Nộp hồ sơ cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
- Người tham gia BHXH tự nguyện, tham gia BHYT theo hộ gia đình, người được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho Đại lý thu hoặc cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
- Người tham gia do NSNN đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội.
- Người tham gia do tổ chức BHXH đóng BHYT: Nộp hồ sơ cho UBND xã hoặc cơ quan BHXH.
- Học sinh, sinh viên đóng BHYT theo nhà trường: Nộp hồ sơ cho nhà trường.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân (họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính) đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ, kê khai hồ sơ, nộp hồ sơ
Đơn vị sử dụng lao động:
- Nhận hồ sơ.
- Căn cứ hồ sơ của người lao động lập bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có).
- Xác nhận tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với trường hợp người lao động điều chỉnh họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
- Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Nhà trường, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội:
- Nhận hồ sơ;
- Kê khai hồ sơ;
- Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Bước 3. Nhận kết quả giải quyết
Lệ phí: Không
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Cá nhân; Đơn vị sử dụng lao động; Nhà trường, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ BHXH, thẻ BHYT
Trên đây là những tư vấn của ACC về Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở Đà Nẵng. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Nội dung bài viết:
Bình luận