Cấp Lại Nội Dung GCN Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp và luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu thế giới về việc xuất khẩu gạo. Do đó, gạo được xem là một trong những loại hàng hóa thu hút sự đầu tư kinh doanh của các thương nhân. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có thể sẽ xảy ra những trường hợp doanh nghiệp của bạn bị mất, hư hỏng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vậy bạn sẽ làm gì trong trường hợp này? Hãy theo dõi bài viết này để tìm được cho mình câu trả lời phù hợp nhé!

Cấp Lại Nội Dung GCN Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo
Cấp Lại Nội Dung GCN Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo

1. Điều kiện cấp phép kinh doanh xuất gạo

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất gạo:

  • Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Note: Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định (quy định dự trữ: 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 06 tháng trước đó) và có trách nhiệm báo cáo theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp nào Doanh nghiệp cần thực hiện việc cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh?

Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy.

3. Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất gạo

Hồ sơ xin cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất gạo trong trường hợp Giấy phép kinh doanh xuất gạo bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy dưới hình thức khác sẽ được tiến hành như sau:

Hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Note: Lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận

Thương nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận không phải nộp lệ phí.

4. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh xuất gạo

Bước 1: Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ về Bộ Công Thương. Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

Bước 2: Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.

Bước 3: Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh xuất gạo phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại là thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.

Note: Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:

  • Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
  • Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
  • Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
  • Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
  • Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

5. Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ công thương

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Xin cấp lại Giấy phép kinh doanh xuất gạo, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  3. Kết nối Zalo 090.992.8884
  4. Mail: [email protected]

Địa chỉ trụ sở:

  • Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,

520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

  • Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
  • Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1127 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo