Thủ tục cấp lại Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam – CPC (Cập nhật 2024)

Việt Nam và Campuchia từ lâu nổi tiếng là nước anh em láng giềng thân thiết, luôn bảo vệ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Bởi vì có đường biên giới chung nên các hoạt động giao thương, hợp tác giữa ba nước càng được đẩy mạnh. Không chỉ trên đường bộ mà đường thủy cũng vô cùng tấp nập. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn lưu thông hay thực hiện các hoạt động kinh doanh vận tải đi lại qua biên giới đường thủy thì bắt buộc phải có Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam – Campuchia, tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan thì mọi người sẽ cần cấp lại giấy phép này. Vậy thủ tục cấp lại Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam – Campuchia như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thủ tục cấp lại Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam – CPC
Thủ tục cấp lại Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam – CPC

1. Tìm hiểu về vận tải thủy Việt Nam – Campuchia

‘’Ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải (Cục Hàng hải VN) cho biết, tuyến vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia được mở từ năm 2009 theo Hiệp định vận tải thủy giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

“Sau gần 10 năm thông thương, tuyến vận tải này đã giúp các phương tiện thủy chở hàng hóa, chở khách du lịch theo tuyến sông Tiền, sông Hậu cũng có thể chạy thẳng qua biên giới, đến tận Thủ đô Phnom Penh. Theo thống kê, trung bình hàng năm có hơn 1 triệu tấn hàng hóa (chủ yếu là xăng, dầu, bê tông, thức ăn chăn nuôi, phân bón,..) được vận chuyển giữa hai nước. Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu bằng container đã tăng hơn 2,5 lần so với năm đầu tiên (2009) mở tuyến, đạt mức hơn 10 nghìn Teu/năm và dự kiến tuyến vận tải thủy bằng container sang Campuchia có tiềm năng khoảng 100 nghìn TEU/năm”, ông Cường thông tin.

  • Theo đại diện Công ty Gemadept Shipping, tuyến vận tải Việt Nam - Campuchia không chỉ tăng sự kết nối giao thương, khơi thông vận tải tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn đóng vai trò quan trọng trong kết nối, gom hàng cho các tàu lớn tại cụm cảng biển Cái Mép - Thị Vải.

“Tuy vậy, hiện các DN vận tải thủy đang mất nhiều thời gian cho việc xin thủ tục xuất cảnh khi tàu đi thẳng từ Việt Nam đến Campuchia nhưng phải làm thủ tục hai lần”, đại diện này nói.

  • Liên quan đến phản ánh trên, mới đây, Cục Hàng hải VN đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT sớm có giải pháp tháo gỡ. Cục Hàng hải VN cho biết, hiện các DN vận tải bằng phương tiện thủy nội địa từ các cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải, TP. Hồ Chí Minh đi cảng Phnom Penh (Campuchia) qua cửa khẩu Vĩnh Xương - An Giang, Thường Phước - Đồng Tháp.
  • Căn cứ vào Hiệp định giữa hai nước và nghị định liên quan, các cảng vụ hàng hải căn cứ xác nhận hoàn thành thủ tục trên bản khai chung tàu rời cảng của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại khu vực (biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế,..) giải quyết thủ tục cho phương tiện xuất cảnh và cấp giấy phép rời cảng đến cảng đích là cảng phía Campuchia.
  • Mặc dù vậy, hiện tại, dù các cơ quan quản lý chuyên ngành đã xây dựng quy trình cho phương tiện làm thủ tục để xuất cảnh đi Campuchia nhưng không thực hiện thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa đi Campuchia mà chỉ xác nhận đến Thường Phước, Đồng Tháp. Do đó, trên giấy phép rời cảng từ TP. Hồ Chí Minh không ghi “cảng đích là Phnom Penh” như trước đây khiến Doanh nghiệp phải làm thêm một lần nữa với giấy phép rời cảng tại biên giới Thường Phước để ghi “cảng đích là PhnomPenh” trong cùng chuyến hành trình.

Trước thực trạng trên, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT giao cho Cục Hàng hải có ý kiến bằng văn bản tới các cơ quan liên quan để thống nhất thủ tục xuất cảnh cho phương tiện thủy nội địa một lần theo đúng quy định tại Hiệp định giữa hai nước.’’ (Nguồn: Báo Giao thông)

2. Cơ sở pháp lý

  • Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải đường thủy ký ngày 17 tháng 12 năm 2009.
  • Thông tư 08/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2012 hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy.
  • Thông tư 03/2013/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 3 năm 2012 hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải thủy.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Việt Nam Campuchia

Hồ sơ bao gồm:

Giấy phép vận tải thủy qua biên giới được chia làm 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Giấy phép cho phương tiện đi lại nhiều lần, với thời hạn tối đa là 12 tháng.
  • Nhóm 2: Giấy phép cho phương tiện đi một chuyến, với thời hạn tối đa là 60 ngày.
  • Nhóm Đặc biệt: Giấy phép cho các phương tiện chở hàng nguy hiểm, với thời hạn tối đa là 60 ngày.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện theo mẫu quy định;
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
  • Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ đối với người thứ ba;
  • Bản sao Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của người kinh doanh vận tải hành khách đối với hành khách.

Cơ quan thực hiện

  • Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện hoạt động vận tải Nhóm 1 và Nhóm đặc biệt.
  • Bộ Giao thông vận tải ủy quyền Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới Nhóm 2 cho các phương tiện thuộc quyền quản lý của địa phương.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và cấp Giấy phép

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới cho phương tiện theo quy định.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản trong thời hạn một ngày làm việc.

Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan cấp phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải thủy qua biên giới. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo