Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trọng để người lao động làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản sau khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động làm mất hoặc có sai sót thông tin, thẩm quyền, .. trên loại giấy tờ này thì sẽ xử lý như thế nào?
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là loại giấy do cơ sở y tế (cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) có thẩm quyền cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, đây là một trong những căn cứ để người lao động khi nghỉ việc sẽ được hưởng chế độ như: chế độ ốm đau, chế độ thai sản khi người lao động thực hiện việc điều trị ngoại trú.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội là một trong những thành phần hồ sơ để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động, bao gồm 02 chế độ như sau:
- Chế độ ốm đau: Người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con: Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú.
Bởi những tác dụng đó, giấy bảo hiểm xã hội là tương đối quan trọng đối với người lao động. Trong trường hợp vì một lý do nào đó người lao động làm mất, hỏng, hoặc lý do khách quan dẫn đến sai sót trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội này, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp tạo điều kiện cấp lại cho người lao động nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham gia và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm: Cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
1. Trình tự thủ tục cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Đối tượng thực hiện
- Người lao động điều trị ngoại trú hoặc có con điều trị ngoại trú đang làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau.
- Lao động nữ sinh con: Lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định đối với trường hợp điều trị ngoại trú đang làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Cơ quan, đơn vị thực hiện
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp;
- Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động trước đó.
Trình tự thực hiện
Người lao động thuộc các đối tượng thực hiện đến trực tiếp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã cấp cho mình giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để xin cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xem xét và cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người có yêu cầu.
Kết quả thực hiện thủ tục
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được đóng dấu "Cấp lại" của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Một số lưu ý về hình thức cấp, cấp lại chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện đã có mẫu quy định.
- Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
- Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử (theo mẫu).
- Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã có mẫu quy định.
- Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Kết luận về tình trạng sức khỏe chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
- Việc cấp, cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Những câu hỏi thường gặp
Cấp lại giấy giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây?
– Bị mất, bị hỏng;
– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
Cơ sở cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH?
Theo như quy định trên, một trong những trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh là cấp lại giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH khi bị mất. Vì vậy, bạn có thể đến cơ sở khám chữa bệnh nơi đã cấp giấy cho bạn để xin cấp lại giấy chứng nhận đã bị mất.
Nộp muộn hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản?
Theo quy định tại Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định
Không xin nghỉ hết 5 lần khám thai thì có được giải quyết chế độ cả 5 lần không?
Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi khám thai thì trường hợp bạn phải nghỉ việc để đi khám thai thì sẽ được giải quyết tối đa 5 lần, và mỗi lần 1 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Nội dung bài viết:
Bình luận