Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng (Cập nhật 2024)

Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, các cá nhân, tổ chức sẽ có lúc cần phải xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng. Bài viết cung cấp thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng theo đúng quy định.

Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng

1. Tìm hiểu quy định của pháp luật về chứng nhận hàng hóa vật liệu xây dựng

Theo quy định tại Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì:

  • ‘’Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng.’’
  • ‘’Hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị.’’
  • ‘’Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.’’
  • ‘’Chứng nhận là việc đánh giá và xác nhận sự phù hợp của sản phẩm, quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ với tiêu chuẩn công bố áp dụng (gọi là chứng nhận hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là chứng nhận hợp quy).’’

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 thì:

  • ‘’Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
  • Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.’’
  • ‘’Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
  • Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.’’

Theo đó, vật liệu xây dựng là loại hàng hóa, sản phẩm phải được chứng nhận theo quy định trên.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD quy định như sau:

Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD bao gồm 6 nhóm sản phẩm sau:

  • Sản phẩm clanhke xi măng, xi măng, phụ gia cho xi măng và bê tông;
  • Sản phẩm kính xây dựng;
  • Sản phẩm gạch, đá ốp lát;
  • Sản phẩm vật liệu xây;
  • Sản phẩm cát xây dựng;
  • Sản phẩm vật liệu xây dựng khác.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy bao gồm các phương thức như sau:

  • ‘’3.1. Quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
  • 3.1.1. Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 dựa trên kết quả Chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận.
  • 3.1.2. Việc đánh giá hợp quy các sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức đánh giá quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể như sau:
    • Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
    • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
    • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
  • 3.1.3. Phương pháp lấy mẫu, quy cách và khối lượng mẫu điển hình:
    • Phương pháp lấy mẫu điển hình tuân theo các quy định nêu trong tiêu chuẩn quốc gia hiện hành về phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử đối với sản phẩm tương ứng.
    • Quy cách và khối lượng mẫu điển hình cho mỗi lô sản phẩm tuân theo quy định trong Bảng 1, Phần 2 tương ứng với từng loại sản phẩm.

2. Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 06, Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
  • Bản chính Giấy chứng nhận bị hư hỏng (nếu có) đối với trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng.

Trình tự thực hiện

  • Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Tổ chức, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến Bộ Xây dựng theo một trong các hình thức sau:
    • Nộp hồ sơ trực tiếp: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu.
    •  Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện: Bản sao có chứng thực.
  • Bước 2: Xử lý hồ sơ
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Xây dựng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức chứng nhận sửa đổi, bổ sung đối với trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơđầy đủ và hợp lệ, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận.

Cơ quan thực hiện

Bộ Xây dựng.

Trên đây là những chia sẻ của ACC dành cho các bạn có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận vật liệu xây dựng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này. ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1080 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo