Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Ưu Đãi Mẫu CPTPP

Chứng nhận xuất xứ CPTPP là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong hiệp định CPTPP. Hàng hóa được cấp C/O mẫu CPTPP sẽ được hưởng các ưu đãi theo HIệp định. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi mẫu CPTPP.

Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Ưu Đãi Mẫu CPTPP
Cấp Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Ưu Đãi Mẫu CPTPP

1. Điều kiện áp dụng C/O CPTPP

  • Được xuất nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định CPTPP, bao gồm: Australia, Canada, Nhật Bản, Liên bang Mexico, New Zealand, Singapore.
  • Có chứng từ vận tải thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước được quy định.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi mẫu CPTPP

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O (Mẫu số 03 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:

  • Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Mẫu C/O mẫu CPTPP đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020) và Mẫu Tờ khai bổ sung C/O (nếu có) (Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT ngày 24/3/2020);
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
  • Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
  • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
  • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
  • Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân đề nghị cấp C/O nộp bổ sung các chứng từ thương mại dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu mua bán/sản xuất trong nước.
    • Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm:
  • Trong lần đề nghị cấp C/O đầu tiên, hồ sơ bao gồm các chứng từ đã liệt kê tại mục 2.1.
  • Từ lần đề nghị cấp C/O tiếp theo, hồ sơ chỉ cần chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ, mục 2.1. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O nêu tại các điểm e, điểm g và điểm h, mục 2.1 có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho Tổ chức cấp C/O. Trong trường hợp có sự thay đổi liên quan các chứng từ này trong thời hạn 2 năm, thương nhân phải cập nhật cho Tổ chức cấp C/O.

Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ mục 2.1, thương nhân đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Sau thời hạn này nếu thương nhân không bổ sung chứng từ, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thu hồi hoặc hủy C/O theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

  • Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.

Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.

Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau: 1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O; 2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể chứng từ cần bổ sung); 3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này); 4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); 5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).

Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.

Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.

3. Mẫu C/O form CPTPP

MẪU C/O MẪU CPTPP CỦA VIỆT NAM

(ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BCT

ngày 24 tháng 4 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2019/TT-BCT)

_______________________

anh-chup-man-hinh-2023-09-20-234059
anh-chup-man-hinh-2023-09-20-234117

Hướng dẫn kê khai:

C/O mẫu CPTPP của Việt Nam phải được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và biên bản kiểm tra xuất xứ hàng hóa (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau:

  1. Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
  2. a) Nhóm 1: tên viết tắt của nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
  3. b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau:
AU: Ô-xtơ-rây-li-a MY: Ma-lai-xi-a
BN: Bru-nây MX: Mê-hi-cô
CA: Ca-na-đa NZ: Niu Di-lân
CL: Chi-lê PE: Pê-ru
JP: Nhật Bản SG: Xinh-ga-po
  1. c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 sẽ ghi là “19”;
  2. d) Nhóm 4: mã số của cơ quan, tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục này được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn khi có sự thay đổi;

đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;

  1. e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”; Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: “VN-CA 19/02/00006”.

  1. Ô số 1: tên giao dịch của nhà xuất khẩu, địa chỉ, tên Nước thành viên xuất khẩu (Việt Nam).
  2. Ô số 2: tên người nhận hàng, địa chỉ, tên Nước thành viên nhập khẩu.
  3. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi hàng bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.
  4. Ô số 4: Cơ quan, tổ chức cấp C/O sẽ đánh dấu (√) vào ô tương ứng đối với các trường hợp:

a) “Non-Party Invoicing” khi áp dụng hóa đơn thương mại của nước không phải thành viên Hiệp định;

b) “Certified True Copy” khi cấp bản sao chứng thực của C/O gốc. Ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.

  1. Ô số 5: tên nhà sản xuất, địa chỉ, tên nước/vùng lãnh thổ nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa do nhiều nhà sản xuất cung cấp, ghi “Various” hoặc cung cấp danh sách các nhà sản xuất đính kèm.

Trường hợp muốn giữ bí mật thông tin của nhà sản xuất, ghi “Available upon request by the importing authorities”. Nhà xuất khẩu hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O phải cung cấp thông tin của nhà sản xuất khi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu yêu cầu.

  1. Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
  2. Ô số 7: ký hiệu, số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước thành viên nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu của hàng hóa (nếu có)).

a) Trường hàng dệt may sử dụng nguyên liệu có xuất xứ, ghi “Yarn/fabric of HS (i) originating from (ii)”. Trong đó:

(i) Mã HS ở cấp 6 số của sợi hoặc vải có xuất xứ.

(ii) Tên nước xuất xứ của sợi hoặc vải.

b) Trường hợp hàng dệt may sử dụng nguyên liệu thuộc Danh mục nguồn cung thiếu hụt quy định tại Phụ lục VIII Thông tư này, ghi “Yarn/fabric from No. (#) of SSL”. Trong đó:

(#) là số thứ tự của nguyên liệu trong Danh mục nguồn cung thiếu hụt.

  1. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa:
Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O Điền vào ô số 8
a) Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu WO
b) Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ PE
c) Đáp ứng quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo công thức tính:  
(i) trực tiếp

(ii) gián tiếp

(iii) chi phí tịnh

(iv) giá trị tập trung

Trong đó … là RVC thực tế. Ví dụ: RVC 35%BU

RVC…%BU

RVC…%BD

RVC…%NC

RVC…%FV

d) Hàng hoá đáp ứng quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa CC, CTH, CTSH
đ) Hàng hoá đáp ứng các quy tắc khác Other
  1. Ô số 9: trọng lượng cả bao bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên C/O.
  2. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được phát hành cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
  3. Ô số 11:

- Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất xứ của hàng hóa, nơi diễn ra công đoạn sản xuất cuối cùng tạo ra hàng hóa.

- Dòng thứ hai ghi tên nước thành viên nhập khẩu.

- Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp C/O.

  1. Ô số 12: dành cho cơ quan, tổ chức cấp C/O ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký và họ tên của người có thẩm quyền ký cấp C/O, con dấu của cơ quan, tổ chức cấp C/O.
  2. Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam:

Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:

- Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.

- Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.

Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3

- Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự hướng dẫn quy định từ khoản 7 đến khoản 13 Phụ lục này. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.

Trên đây là một số thông tin pháp lý về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi mẫu CPTPP. Khi thực hiện thủ tục này, cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp để thủ tục được thực hiện nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo