Cấp GCN Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Không Ưu Đãi Mẫu Peru

THIẾU MỞ BÀI

Cấp GCN Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Không Ưu Đãi Mẫu Peru
Cấp GCN Xuất Xứ Hàng Hoá (C/O) Không Ưu Đãi Mẫu Peru

1. Khái niệm

  • Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không thuộc quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan; trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
  • Cấp GCN xuất xứ hàng hoá (C/O) không ưu đãi mẫu Peru cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru;

2. Quy tắc xuất xứ hàng hoá không ưu đãi

  • Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
  • Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2018/TT-BTC để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
    • Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
    • Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT.

3. Những việc cần làm trước khi đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

  • Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;
  • Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định);
  • Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó có FTA với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
  • Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) hay không theo quy định phù hợp. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.
  • Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;
  • Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm có đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

4. Cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru

Các Chi nhánh, các tổ chức cấp C/O trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Hồ sơ đăng ký thương nhân

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O (Mẫu số 03 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứnh nhận xuất xứ hàng hoá

  • Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định
    • Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
    • Mẫu C/O không ưu đãi mẫu Peru đã được khai hoàn chỉnh (theo mẫu quy định tại Quyết định cấp Bộ số 198-2003-MINCETUR/DM ngày 26/5/2003);
    • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
    • Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
    • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
    • Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT;
    • Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT);
    • Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường hợp cần thiết, VCCI yêu cầu thương nhân đề nghị cấp C/O nộp bổ sung các chứng từ thương mại dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu mua bán/sản xuất trong nước.
  • Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cố định
    • Trong lần đề nghị cấp C/O đầu tiên, hồ sơ bao gồm các chứng từ theo hồ sơ đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định.
    • Từ lần đề nghị cấp C/O tiếp theo, hồ sơ chỉ cần chứng từ như đơn đề nghị; Mẫu C/O không ưu đãi mẫu Peru đã được khai hoàn chỉnh; Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu; Bản sao hoá đơn thương mại; Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương. Các chứng từ còn lại có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho VCCI. Trong trường hợp có sự thay đổi liên quan các chứng từ này trong thời hạn 2 năm, thương nhân phải cập nhật cho VCCI.

6. Trình tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru

  • Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại trang điện tử http://comis.covcci.com.vn/ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của các đơn vị cấp C/O trực thuộc VCCI.
  • Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trang điện tử http://comis.covcci.com.vn/ của VCCI; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của các đơn vị cấp C/O trực thuộc VCCI nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến các đơn vị cấp C/O trực thuộc VCCI nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
  • Bước 3: VCCI kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
    • Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
    • Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
    • Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
    • Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP;
    • Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).
  • Bước 4: Cán bộ VCCI kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
  • Bước 5: Người có thẩm quyền của VCCI ký cấp C/O.
  • Bước 6: Cán bộ VCCI đóng dấu, vào sổ và trả C/O cho thương nhân.

7. Quy trình bắt buộc để có được hợp pháp Giấy chứng nhận xuất xứ không ưu đãi mẫu Peru

  • Người sản xuất phải có được Giấy chứng nhận xuất xứ được xác nhận bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ sau đó phải được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hoá.
  • Người sản xuất sau đó gửi C/O hợp pháp đến Đại sứ quán nước cộng hoà Pêru tại Bangkok, Thái Lan để hợp pháp hoá.
  • Chi phí cho việc hợp pháp hoá được trả cho Bộ phận Lãnh sự của Đai sứ quán nước Cộng hòa Pêru tại Bangkok, Thái Lan là 1,800 Baht. Việc chi trả có thể bằng tiền đô la Mỹ, tương đương 1,800 Baht.
  • Người sản xuất có thể gửi phí hợp pháp hoá tới Bộ phận Lãnh sự của Đại sứ quán nước Cộng hoà Pêru tại Bangkok, Thái Lan theo dịch vụ chuyển tiền Western Union hoặc Moneygram. Người sản xuất phải đảm bảo rằng số tiền mà Bộ phận Lãnh sự nhận được là 1,800 Baht hoặc tiền phí hợp pháp hóa cho mỗi bộ C/O được tính bằng đô la Mỹ tương đương với 1,800 Baht. Nếu số tiền nhận được ít hơn số tiền ở trên, C/O sẽ không được hợp pháp hoá.

Sau  khi nhận được C/O và phí cho việc hợp pháp hóa đầy đủ, Bộ phận Lãnh sự của Đại sứ quán nước Cộng hoà Pêru tại Bangkok, Thái Lan sẽ hợp pháp hóa các chứng từ và gửi trả lại cho người sản xuất. Tuy nhiên, người sản xuất phải chịu chi phí cho dịch vụ gửi trả. Người sản xuất nên sử dụng các đại lý chuyển thư mà có thể thu phí gửi trả lại này tại Việt Nam.

8. Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru

9. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru của ACC

  • Tự hào là đơn vị hàng đầu về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru. Vì vậy, luôn đảm bảo tỉ lệ ra giấy cao nhất cho khách hàng. ACC sẽ không nhận dự án nếu nhận thấy mình không có khả năng chắc chắn ra giấy cho khách hàng.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ), ACC có đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, hồ sơ khó ACC thay mặt cho khách hàng soạn thảo.
  • Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục công ty cần thực hiện sau khi xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru.

10. Quy trình xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá không ưu đãi mẫu Peru của ACC

  • Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải
  • Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không
  • Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
  • Khách hàng cung cấp hồ sơ theo sự hướng dẫn của ACC.
  • Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1016 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo