Cấp GCN Kiểm Dịch Động Vật Từ Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến, Kinh Doanh Ra Khỏi Địa Bàn TP (Cập nhật 2023)
Author

Tham vấn bởi: Đội Ngũ Luật Sư Công ty Luật ACC

Đối với động vật hoặc các sản phẩm động vật, việc đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh thú y – kiểm dịch động vật là rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình vận chuyển từ các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh ra khỏi địa bàn tỉnh, thành phố.

Cấp GCN Kiểm Dịch Động Vật Từ Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến, Kinh Doanh Ra Khỏi Địa Bàn TP
Cấp GCN Kiểm Dịch Động Vật Từ Cơ Sở Sơ Chế, Chế Biến, Kinh Doanh Ra Khỏi Địa Bàn TP

            Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh/thành phố

1. Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh/thành phố, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền

2. Trình tự thực hiện

            Bước 1: Trước khi vận chuyển động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh/thành phố, tổ chức, cá nhân phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan có thẩm quyền.

            Thời gian: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

            Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ, Kiểm dịch viên được ủy quyền quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định: Kiểm dịch viên được ủy quyền hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

            Bước 3: Tiến hành kiểm dịch động vật

            3.1. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:

  • Kiểm tra lâm sàng;
  • Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định;
  • Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
  • Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;

            3.2 Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định:

  • Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
  • Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
  • Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ

            Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

  • Động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
  • Trường hợp động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

            Bước 5: Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, Mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;

            Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh/thành phố.

1. Cơ quan thực hiện: Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa

2. Trình tự thực hiện

            Bước 1: Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh/thành phố, tổ chức, cá nhân phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền tại địa bàn tỉnh/thành phố đó.

Thời gian: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).

            Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ, Kiểm dịch viên được ủy quyền quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định: Kiểm dịch viên được ủy quyền hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

            Bước 3:

  • Trường hợp sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật được ủy quyền thực hiện như sau:
    • Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
    • Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
    • Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
    • Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật.
  • Trường hợp sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền thực hiện như sau:
    • Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
    • Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
    • Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật.

            Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch

  •  Sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
  •  Trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

            Bước 5: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Đội Quản lý An toàn thực phẩm hoặc nơi xuất phát vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố.

3. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp

4. Thành phần hồ sơ

  • Thành phần hồ sơ: Đơn đăng ký kiểm dịch (theo mẫu).
  • Số lượng hồ sơ:  01 bộ.

5. Thời gian giải quyết

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì kiểm dịch viên được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, kiểm dịch viên được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y.

6. Đối tượng thực hiện

            Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật từ các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn Thành phố.

7. Kết quả

            Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn Thành phố hoặc văn bản từ chối nêu rõ lý do.

8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

  • Sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn Thành phố;
  • Sản phẩm động vật phải đảm bảo an toàn thực phẩm; nếu có nguồn gốc từ các tỉnh phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
  • Sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (2.593 lượt)

    Liên hệ với chúng tôi

    Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay

    tu-van-vien-2

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần báo phí không được để trống

    Bài viết liên quan:

    default_image

    Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động thẻ tạm trú

      Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều lao động nước ngoài. Tuy nhiên, để có thể làm việc và sinh sống tại Việt Nam, người nước ngoài ...

    Lượt xem: 1.041

    default_image

    Những giấy tờ nào có thể là giấy tờ thay thế sổ tạm trú

      Việc cập nhật và quản lý thông tin cư trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi công dân. Trong quá trình này, sổ tạm trú và sổ hộ khẩu là hai loại giấy tờ quan trọng giúp chứng minh và ...

    Lượt xem: 2.965

    default_image

    Thủ tục gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

        Gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam là một quy trình pháp lý quan trọng, giúp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Việt Nam. ...

    Lượt xem: 1.403

    default_image

    Hướng dẫn thủ tục gia hạn tạm trú cho giấy miễn thị thực

      Gia hạn tạm trú cho giấy miễn thị thực là một thủ tục quan trọng mà bất kỳ người nước ngoài nào đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cần phải nắm vững. Thủ tục này giúp đảm bảo rằng bạn tuân thủ ...

    Lượt xem: 3.391

    default_image

    Lệ phí xin thẻ tạm trú dành cho người nước ngoài mới nhất

      Người nước ngoài khi muốn tạm trú tại Việt Nam đều cần phải thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú. Thẻ tạm trú là một loại giấy tờ quan trọng, giúp chính quyền địa phương kiểm soát và quản lý người ...

    Lượt xem: 3.440

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo
    Chat Ngay
    Hotline Tổng đài WhatsApp Zalo báo giá' Chat Zalo