Cụm từ "cấp cơ sở" thường được đề cập khi nói đến hệ thống cơ cấu tổ chức của một cơ quan, tổ chức nào đó. Vậy cấp cơ sở là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về khái niệm niệm này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Cấp cơ sở là gì?
Cấp cơ sở là những cơ quan, đơn vị ở cấp dưới cùng trong cơ cấu của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên. Cấp cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác,...
2. Một số cơ quan cấp cơ sở hiện nay
Cấp ủy cơ sở
Cấp ủy cơ sở hay còn gọi là “tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam” – là cấp cơ sở được Đại hội Đảng bộ ở cơ sở bầu ra.
Cấp ủy cơ sở là cơ quan trực tiếp thực hiện các hoạt động thực tiễn, thể hiện cho năng lực trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của toàn Đảng bộ, chi bộ.
Cấp ủy cơ sở thực hiện chức năng lãnh đạo, quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng bộ cấp mình.
Hoạt động của cấp ủy cơ sở bao gồm:
- Cấp ủy cơ sở là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng, nơi tiến hành các nội dung công tác đảng viên, công tác cán bộ, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng…
- Thực hiện chức năng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, lãnh đạo chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân triển khai việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết mà đại hội đảng bộ hết nhiệm kỳ đã thông qua.
Chính quyền địa phương cấp cơ sở
Đây là cơ quan chính quyền gần dân nhất, quản lý đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất.
Theo quy định hiện hành thì chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó, các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được chia thành các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Các tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Thành phố trực thuộc trung ương chia thành các quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương. Huyện chia thành các xã, thị trấn. Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành các phường và xã. Quận chia thành các phường.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do pháp luật quy định.
Như vậy, chính quyền địa phương cấp cơ sở là chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn, là Ủy ban nhân dân cấp xã.
Tổ chức cơ sở Đoàn
Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân (Điều 17 Điều lệ Đoàn khóa XI). Trong đó:
- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở;
- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến khái niệm cấp cơ sở là gì. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc khác cần được tư vấn pháp luật hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hỗ trợ thủ tục giấy tờ, hãy liên hệ đến ACC để được tư vấn chi tiết và kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận