Trong quá trình tố tụng không ít lần ta nghe từ cáo buộc, nhưng vẫn một số bạn chưa hiểu rõ cáo buộc là gì? Vậy hãy để công ty Luật ACC giải thích khái niệm cáo buộc cho bạn hiểu rõ hơn nhé!
1. Cáo buộc là gì?
Cáo buộc là động từ được sử dụng khi muốn tố cáo nhằm bắt đối phương nhận tội. Cáo buộc là hành động đơn phương của chủ thể, có thể là cá nhân, tổ chức,...đưa ra một kết luận về một sự việc tác động tiêu cực đến chủ thể mà chủ thể cáo buộc nghĩ đối phương là người thực hiện.
Ví dụ, Nga cáo buộc Mỹ "thử nghiệm thuốc trên binh sĩ Ukraine", Nga cáo buộc Mỹ can dự trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine, Nhật cáo buộc an ninh Nga bịt mắt, khống chế nhà ngoại giao,...
2. Từ cáo buộc trong tố tụng
Trong khoa học pháp lý, khái niệm cáo buộc tuy được sử dụng nhiều song vẫn còn nhiều cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau.
Theo Từ điển Luật học, cáo buộc là ghép cho ai một việc bị luật hình sự trừng phạt; hay cáo buộc là luận tội. Theo quan điểm này, cáo buộc bắt đầu từ thời điểm xét xử tại phiên tòa, người thay mặt nhà nước gán ghép cho một người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội thì đó là thực hiện sự cáo buộc.
Có quan điểm khác cho rằng cáo buộc là kết luận của Viện kiểm sát trước phiên tòa về hành vi phạm tội của bị cáo, dựa trên cơ sở phân tích chứng cứ, vận dụng các điều, khoản pháp luật đã quy định. Kiểm sát viên có quyền cáo buộc nhưng việc kết tội lại thuộc về quyền của Tòa án . Những quan điểm trên đã đề cập tới vai trò của Viện kiểm sát trong việc cáo buộc, cơ sở để cáo buộc là các quy định pháp luật và kết quả đánh giá chứng cứ đồng thời đã phân định giữa việc cáo buộc của Viện kiểm sát và việc kết tội (xét xử) của Tòa án. Tuy nhiên, quan điểm này nhìn hoạt động cáo buộc ở phạm vi rất hẹp cả về chủ thể và phạm vi giai đoạn tố tụng, chưa thể hiện đầy đủ các hoạt động cáo buộc trong tố tụng hình sự mà chỉ đề cập tới việc cáo buộc của Viện kiểm sát tại phiên tòa.
Tiếp cận từ góc độ nghiên cứu về nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự, ta thấy rằng cáo buộc thực chất là giả thiết cho rằng một người nào đó đã thực hiện hành vi phạm tội và bằng các hoạt động được pháp luật tố tụng hình sự cho phép chủ thể cáo buộc đi chứng minh giả thiết đó”.
Như vậy, tới thời điểm hiện nay, trong khoa học pháp lý có rất nhiều quan điểm khác nhau về cáo buộc trong tố tụng hình sự. Khái niệm cáo buộc đang được tiếp cận từ hai góc độ: ở góc độ hẹp là những hành vi cáo buộc cụ thể của các chủ thể cáo buộc (ví dụ: truy tố, luận tội của Viện kiểm sát/Viện công tố); ở góc độ rộng là tổng thể các hoạt động có cùng định hướng cáo buộc của một nhóm chủ thể trong tố tụng hình sự – ở góc độ này khái niệm buộc tội đồng nghĩa với CNBT – một dạng hoạt động tố tụng hình sự có cùng định hướng. Việc tiếp cận khái niệm cáo buộc ở góc độ rộng (CNBT) là cách tiếp cận phù hợp để làm rõ các nội dung liên quan đến chủ thể cáo buộc trong tố tụng hình sự.
3. Các câu hỏi thường gặp.
1. Cáo buộc có đồng nghĩa với buộc tội không?
Do cáo buộc có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau nên ta có thể hiểu cáo buộc đồng nghĩa với buộc tội.
2. Người bị cáo buộc dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa không?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 422 BLTTHS năm 2015 quy định: Người bị cáo buộc là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Người đại diện của người dưới 18 tuổi bị cáo buộc có quyền lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người dưới 18 tuổi bị cáo buộc
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cáo buộc và cáo buộc trong tố tụng hình sự, nhưng nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ ngay với công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhất. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!
Nội dung bài viết:
Bình luận