Cạnh tranh xuất hiện khi nào? [Cập nhật 2022]

1. Cạnh tranh xuất hiện khi nào?
Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Cah Tranh La Gi Min
Cạnh tranh buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi.
Cạnh tranh xuất hiện giữa các người bán với nhau khi mà cung lớn hơn cầu và cạnh tranh giữa những người mua với nhau khi mà cầu lớn hơn cung.
Như vậy cạnh tranh xuất hiện khi nền kinh tế thị trường xuất hiện.
2. Cạnh tranh là gì
Theo định nghĩa của Wikipedia (Từ điển Bách khoa toàn thư mở):
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Trong Từ điển tiếng Anh thì cạnh tranh là “competition” có nghĩa là một sự kiện hoặc một cuộc đua, trong đó có sự ganh đua giữa các đối thủ để giành phần hơn hay ưu thế về phía mình.
Từ điển tiếng Việt giải thích “cạnh tranh” là cố gắng giành phần thắng, phần hơn về mình giữa những tổ chức, cá nhân hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.
Cạnh tranh theo nghĩa kinh tế trong Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông là hoạt động tranh đua trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh…
Còn theo từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" là "sự ganh đua, kình địch giữa nhằm tranh giành cùng 01 loại tài nguyên sản xuất hoặc 01 loại khách hàng giữa các nhà kinh doanh trên thị trường.
Cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, cũng có nhiều định nghĩa về cạnh tranh tuy nhiên, trong khoa học kinh tế cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía mình.
3. Đặc điểm của cạnh tranh
Mặc dù được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, nhưng về bản chất, cạnh tranh là sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể được mô tả thông qua những dấu hiệu riêng vốn có của nó.
Một là, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể kinh doanh có quyền tự do hành xử trên thị trường.
Hai là, cạnh tranh thể hiện sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp, nói cách khác, cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng.
Ba là, mục đích của cạnh tranh là tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Do đó, cạnh tranh luôn thể hiện tính hai mặt, một là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả, đưa ra nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ với giá cả, chất lượng tốt hơn cho khách hàng. Trong một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, giá cả và lợi nhuận không bị bóp méo sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, kích thích sự sáng tạo, tăng cường sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hai là, sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp có thể bằng cách: dựng lên các hàng rào thương mại, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế mang lại những hệ quả bất lợi cho nền kinh tế.
4. Các hình thức cạnh tranh phổ biến
Trong kinh tế học và trong khoa học pháp lý, các nhà khoa học có nhiều cách phân loại cạnh hình thức tranh khác nhau để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu hoặc cho công tác xây dựng chính sách cạnh tranh. Trong thương mại, tồn tại các dạng hình thức như sau
Hành vi cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh được định nghĩa là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh. các nhà khoa học cũng đã có một sự thống nhất khi đưa ra những đặc trưng của cạnh tranh lành mạnh như sau: Cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, có mục đích thu hút khách hàng, không trái pháp luật và tập quán kinh doanh lành mạnh.
Cạnh tranh lành mạnh đem lại cho người tiêu dùng chất lượng sản phẩm ngày càng cao, sự đa dạng sản phẩm theo nhu cầu, giá cả hợp lý; đem lại cho đời sống kinh tế – xã hội những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật, sự hợp lý trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế như: vốn, lao động, nguyên liệu. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh lành mạnh sẽ là trọng tài công bằng để lựa chọn những nhà kinh doanh có đủ năng lực, đủ bản lĩnh để tồn tại và kinh doanh hiệu quả.
– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn, không trung thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Từ định nghĩa được nêu ra trong Luật Cạnh Tranh, có thể nhận thấy cạnh tranh không lành mạnh sẽ có các đặc điểm sau:
– Vì mục đích cạnh tranh;
– Nhằm vào đối thủ cạnh tranh hiện hữu (cụ thể)
Vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại với đạo đức, tập quán tốt đẹp;

– Đã và sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh, và thông qua đó tìm cách tạo cho mình những mối lợi hoặc thế mạnh bất chính.

Như vậy, không phải bất cứ hành vi nào xâm hại đến lợi ích của doanh nghiệp đều bị coi là cạnh tranh không lành mạnh, mà chỉ những hành vi xuất phát từ một chủ thể đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan; trực tiếp hoặc gián tiếp gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh thì mới bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.

– Hành vi hạn chế cạnh tranh

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 thì Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Có hai nội dung cần phải xác định đối với hành vi hạn chế cạnh tranh là:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi có thể là một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp, các doanh nghiệp này hoặc là đã có sức mạnh thị trường, hoặc hướng đến việc hình thành nên sức mạnh thị trường bằng cách thỏa thuận hoặc tập trung kinh tế;

Thứ hai, các hành vi được thực hiện nhằm mục tiêu làm biến dạng cạnh tranh, sự biến dạng của cạnh tranh có thể là làm thay đổi cấu trúc thị trường, thay đổi tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, loại bỏ đối thủ, ngăn cản đối thủ tiềm năng để làm giảm đi sức ép cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, bóc lột khách hàng… Thông thường, hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm ba dạng hành vi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền để hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế.

Như vậy, so với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì các hành vi hạn chế cạnh tranh có khả năng gây thiệt hại cao hơn. Đồng thời do sự xuất hiện của quyền lực thị trường nên các biện pháp trừng phạt mang tính dân sự như bồi thường thiệt hai hay cải chính công khai sẽ không thể phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Vì lẽ đó, công quyền thường không thể sử dụng cùng một loại biện pháp trừng phạt giống nhau để áp dụng cho cả hai loại hành vi trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về Cạnh tranh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo