Cạnh tranh độc quyền là gì? (Cập nhật 2024)

Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vấn đề cạnh tranh cũng trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn. Đặc biệt đối với cạnh tranh độc quyền là gì giữa những đơn vị trong cùng một ngành sản xuất các sản phẩm tương tự. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào? Vấn đề hạn chế cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây thông qua những văn bản pháp quy mới nhất hiện nay.

Cạnh tranh độc quyền là gì
Cạnh tranh độc quyền là gì

1. Cơ sở pháp lý

- Luật cạnh tranh năm 2018

- Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

2. Khái niệm cạnh tranh độc quyền là gì?

- Định nghĩa về cạnh tranh độc quyền là gì được hiểu là đặc trưng của một nền công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất. Trong đó, một ngành có nhiều công ty cùng cung cấp sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ tương đồng nhưng không giống nhau.

- Cạnh tranh độc quyền thường được sử dụng như một phương án kinh doanh và có liên quan đến chiến lược kinh doanh nhằm mục đích đem đến sự khác biệt hóa trong sản phẩm của đơn vị mình.

- Cạnh tranh độc quyền là một hình thức cạnh tranh đặc trưng của một số ngành sản xuất công nghiệp tiêu biểu, có số lượng khách hàng lớn, như: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ làm đẹp da, tóc hay may mặc - quần áo, điện tử - điện lạnh.

3. Quy định về độc quyền trong pháp luật cạnh tranh

Cạnh tranh độc quyền là gì trong pháp luật về cạnh tranh được Nhà nước hướng đến những mặt tiêu cực của quá trình cạnh tranh này. Nói cách khác, những quy phạm được đặt ra để nhằm mục đích hạn chế những hành vi hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có lạm dụng vị trí độc quyền.

- Lạm dụng cạnh tranh độc quyền:

+ Lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Trong đó, doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

- Những hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm, gồm:

+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.

+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.

+ Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.

+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.

+ Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường cạnh tranh độc quyền là gì của doanh nghiệp khác.

+ Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.

+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.

4. Xử phạt hành vi lạm dụng cạnh tranh độc quyền

Theo quy định hiện hành, đối với hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cạnh tranh độc quyền là gì sẽ phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền.

-  Bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan

+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở

+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng

+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng

+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Trên đây là những quy định liên quan đến cạnh tranh độc quyền là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về nội dung pháp lý này hoặc trong lĩnh vực pháp lý bất kỳ khác đang gặp phải mà không thể tự giải quyết để được cung cấp dịch vụ pháp lý. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ pháp lý uy tín, hiệu quả với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    A
    Công ty Luật ACC
    Quản trị viên
    Dạ cảm ơn anh chị đã quan tâm thông tin của ACC, mình có thể liên hệ 1900 3330 gặp nhân viên ACC tư vấn trực tiếp ạ.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo