Cánh tả, cánh hữu trong chính trị là gì? - Luật ACC

Có thể đôi lần bạn đã đọc hoặc nghe ở đâu đó thuật ngữ chính trị 'cánh tả' 'cánh hữu', nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của những từ này? Cánh tả, cánh hữu là những thuật ngữ thường được sử dụng trong chính trị và chúng có nguồn gốc khá thú vị. Hãy cùng ACC tìm hiểu thêm nhé!

1. Cánh tả, cánh hữu trong chính trị là gì?

Ngày nay, thuật ngữ ‘cánh tả’ ‘cánh hữu’ được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ.

Cánh tả, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên chủ nghĩa cào bằng (chủ nghĩa bình quân) với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhân, khả năng lao động và thường sử dụng công cụ là sự can thiệp của Nhà nước với nền kinh tế.

Cánh hữu, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng. Đồng thời cánh hữu cũng mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Tải Xuống (1)

2. Nguồn gốc của thuật ngữ ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’

Nguồn gốc đầu tiên của thuật ngữ "cánh tả""cánh hữu" ra đời vào thời kì Cách mạng Pháp (1789–1799), liên quan tới sự sắp xếp chỗ ngồi trong Quốc hội Pháp. Những người phản đối chế độ quân chủ và ủng hộ cách mạng thường ngồi bên trái, trong khi đó những người muốn bảo vệ và duy trì thể chế truyền thống sẵn có thì ngồi bên phải.

Từ giữa thế kỷ XIX, ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ đã biến thành câu cửa miệng tiếng Pháp như là từ viết tắt cho những tư tưởng chính trị đối nghịch. Sau đó, các đảng phái chính trị bắt đầu nổi lên nhiều và tự nhận mình theo hướng ‘trung tả’, ‘trung hữu’, ‘cực tả’ và ‘cực hữu’.

Khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ Pháp và đã lan rộng ra thế giới vào thế kỷ XIX, nhưng chúng chưa thực sự trở nên phổ biến ở các nước nói tiếng Anh cho đến đầu thế kỷ XX.

Mặc dù vậy, nguồn gốc lịch sử này hầu như không có quá nhiều liên quan với khái niệm "cánh tả" và "cánh hữu" ngày nay, nó chỉ được coi là một cách gọi theo thói quen.

Ngày nay, hai khái niệm này vẫn được sử dụng để đại diện cho các đảng phái chính trị đối nghịch, nhưng nguồn gốc của chúng vẫn được thể hiện rõ trong việc sắp xếp chỗ ngồi ở nhiều cơ quan lập pháp. Ví dụ, ở Quốc hội Mỹ, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có truyền thống ngồi ở các bên đối diện nhau trong các phòng họp của Hạ viện và Thượng viện.

Cũng vì nguồn gốc lịch sử này mà phe cánh tả (leftwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa cấp tiến (Progressivism) và phe cánh hữu (rightwing) đôi khi được gọi là chủ nghĩa bảo thủ (Conservatism). Một nguyên nhân quan trọng khác của cách gọi này là do sự thiên vị của giới sử gia và truyền thông cánh tả nhằm bôi nhọ những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển mà ngày nay họ bị xem là thành phần "bảo thủ". Tuy nhiên đây là cách gọi dễ gây hiểu lầm. Cả 2 xu hướng chính trị cánh tả lẫn cánh hữu đều có những khía cạnh cấp tiến và bảo thủ của riêng nó. Và một xu thế cấp tiến trong quá khứ có thể được coi là một xu thế bảo thủ trong tương lai. Vì vậy, để cho rõ ràng, tốt nhất chúng ta hãy cứ gọi 2 xu hướng chính trị này là cánh tả và cánh hữu.

Cánh tả, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên chủ nghĩa cào bằng (chủ nghĩa bình quân) với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng cho tất cả mọi người bất chấp sự khác biệt về năng lực, đặc điểm cá nhân, mức độ lao động và thường sử dụng công cụ là sự can thiệp của Nhà nước với nền kinh tế.

Điều quan trọng, mặc dù lý tưởng là thế nhưng thực tế những chính sách can thiệp kinh tế của cánh tả lại gây hậu quả ngược đó là sự bất công lợi tức lẫn bất công cơ hội cạnh tranh bình đẳng lại gia tăng. Các xu hướng cánh tả chính do giới giàu có nhất chi tiền thông qua 2 mảng truyền thông và giáo dục vận động nhằm can thiệp kinh tế (nhân danh bảo vệ người nghèo chẳng hạn) nhằm mục đích tối thượng là hạn chế khả năng vươn lên của người nghèo nhưng có năng lực sáng tạo, đổi mới để giữ vị trí của giới siêu giàu này càng lâu càng tốt

Cánh hữu, định nghĩa một cách đơn giản, là một xu hướng chính trị dựa trên cơ sở của luật tự nhiên, truyền thống, tự do cá nhân và tự do kinh tế với mục tiêu hướng tới sự giàu có cho toàn xã hội mặc dù điều này có thể gây ra bất bình đẳng. Đồng thời cánh hữu cũng mong muốn giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế.

3. Một số câu hỏi thường gặp

1. Khác biệt về chính sách kinh tế giữa cách tả và hữu?

Cánh tả muốn tăng cường sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cánh hữu muốn giảm thiểu sự kiểm soát và can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế.

Cánh tả có xu hướng chống lại thị trường tự do. Cánh hữu ủng hộ thị trường tự do.

Cánh tả muốn tăng thuế (đặc biệt là thuế đối với người giàu-một điều giới giàu lại cực thích trong thực tế vì thuế đó tuy đánh vào họ nhưng lại lấy một cách gián tiếp chủ yếu từ thành phần trung lưu và lại đi kèm các luật chống cạnh tranh tự do khác). Cánh hữu muốn giảm bớt thuế, là thứ đem lại sự công bằng cơ hội cho thành phần trung lưu và nghèo khổ vươn lên.

Cánh tả muốn tăng chi tiêu của chính phủ vào phúc lợi, chính sách xã hội và cơ sở hạ tầng. Cánh hữu nhìn chung muốn giảm chi tiêu chính phủ.

Cánh tả muốn tăng lương tối thiểu. Cánh hữu phản đối tăng lương tối thiểu.

2. Khác biệt về chính sách nhập cư của cách tả và hữu?

Cánh tả tại Mỹ ủng hộ nhập cư bất hợp pháp về mặt hình thức bên ngoài nhằm mục đích kiếm phiếu trong bầu cử. Họ tỏ vẻ thúc đẩy lộ trình để người nhập cư bất hợp pháp trở thành công dân Hoa Kỳ chính thức. Cánh tả tỏ ra dễ dàng khoan dung với tội phạm nếu đó là người nhập cư.

Cánh hữu chống lại nhập cư bất hợp pháp. Họ muốn trục xuất những người nhập cư trái phép và tăng cường kiểm tra biên giới. Cánh hữu nói sự thật về những rắc rối của nhập cư bất hợp pháp. Họ làm theo luật là trục xuất những người nhập cư trái phép mà không có năng lực, tội phạm và tăng cường thanh lọc thành phần nhập cư tại biên giới, tức lựa chọn nhập cư một cách chọn lọc

3. Khác biệt về chính sách giáo dục của cánh tả và hữu?

Cách tả ủng hộ giáo dục công và chống lại giáo dục tư nhân.

Cánh hữu ủng hộ quyền tự do lựa chọn của cha mẹ đứa trẻ đối với giáo dục tư hoặc giáo dục công. Nhìn chung không chống giáo dục công.

4.  Quan điểm về phá thai giữa cánh tả và hữu?

Cánh tả nói chung ủng hộ quyền phá thai miễn phí.

Cánh hữu nói chung phản đối quyền phá thai miễn phí.

5. Quan điểm về người đồng tính giữa cánh tả và hữu?

Cánh tả ủng hộ hôn nhân đồng giới, hỗ trợ các đạo luật để bảo vệ cộng đồng LGBT.

Cánh hữu phản đối hôn nhân đồng giới.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về cánh tả, cánh hữu trong chính trị, làm rõ khái niệm và nguồn gốc của hai khái niệm thú vị này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào xin hãy liên hệ với công ty Luật ACC Group để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo