Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) luôn là một vấn đề trọng điểm của mỗi quốc gia và ngày càng nhận được sự quan tâm từ người dân. Vậy cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.
1. Phòng cháy, chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Cảnh Sát Phòng Cháy Chữa Cháy Tiếng Anh Là Gì?
Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy.
- Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ
- Chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả
2. Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?
2.1. Các thuật ngữ tiếng Anh thông dụng trong PCCC
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy trong tiếng Anh có nhiều cách gọi:
- Fireman
- Firefighter
- Fire prevention
- Fighting police
Ngoài ra, còn các thuật ngữ thông dụng trong ngành PCCC:
- Cục phòng cháy chữa cháy: Department of Fire Protection
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy: Fire protection Certificate
- Diễn tập phòng cháy chữa cháy: Rehearsals for Fire prevention and Treatment
- Tủ phòng cháy chữa cháy: Fire Prevention and Fighting Cabinets
- Nội quy phòng cháy chữa cháy: Rule of Fire and Fighting
- Huấn luyện phòng cháy chữa cháy: Fire Safety Training
- Đại học phòng cháy chữa cháy: University of Fire Fighting and Prevention
- Luật phòng cháy và chữa cháy: Law on Fire Prevention and Fighting
- An toàn phòng cháy chữa cháy: Fire Safety and Fire fighting
2.2. Tổ chức lực lượng
Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, Điều 7, Thông tư 149/2020/TT-BCA còn quy định chi tiết hơn việc phân cấp quản lý về phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân như sau:
- Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở theo danh mục quy định để quyết định phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Công an cấp tỉnh quản lý đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn và các loại hình cơ sở sau:
- Trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh trở lên
- Cơ sở, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp nằm trên 02 địa bàn hành chính cấp huyện trở lên và cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ
Theo Điều 48 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi năm 2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy như sau:
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
- Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm phòng cháy, chữa cháy
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy không chỉ thuộc về cảnh sát phòng cháy, chữa cháy mà cụ thể cho từng đối tượng được quy định như sau:
3.1. Đối với lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng cháy chữa cháy cho người dân
- Hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn quản lý
- Xử lý đám cháy nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả ngay khi nhận được tin báo cháy.
3.2. Đối với các cơ quan, tổ chức
- Người quản lý phải có trách nhiệm đứng ra phổ biến kiến thức về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong cơ quan, tổ chức, duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa cháy nội bộ theo quy định pháp luật
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy
- Luôn đảm bảo ngân sách đủ đáp ứng cho công tác phòng cháy chữa cháy được vận hành hiệu quả nhất.
3.3. Đối với các hộ gia đình
- Mỗi hộ dân cần nắm được phòng cháy chữa cháy là gì, có ý thức chủ động hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra cháy nổ, trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy chuyên dụng trong nhà
- Phối hợp hiệu quả với các lực lượng phòng cháy chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra.
Nội dung bài viết:
Bình luận