Cảnh sát khu vực là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cách sát khu vực

Cảnh an khu vực hay cảnh sát khu vực chỉ có quyền nắm tình hình, kiểm soát số lượng cơ sở thương mại trên địa bàn quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời. Hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nên do thanh tra hoặc đoàn thanh tra thực hiện. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu kỹ hơn nhé!

canh-sat-khu-vuc-la-gi-nhiem-vu-quyen-han-cua-cach-sat-khu-vuc

Cảnh sát khu vực là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của cách sát khu vực

1. Cảnh sát khu vực là gì?

Cảnh sát khu vực là lực lượng thuộc Công an nhân dân (CAND) nằm trong cơ cấu của Công an phường, được thành lập từ năm 1955. Theo Thông tư  số 09/2015/ TT-BCA  thì cảnh sát khu vực là lực lượng Cảnh sát nhân dân, công tác tại Công an phường, thị trấn, Đồn Công an và Công an xã trọng điểm phức tạp về ANTT thực hiện chức năng thi hành pháp luật về quản lý an ninh trật tự (ANTT).  Dễ hiểu hơn cảnh sát khu vực là cánh tay nối dài của lực lượng Công an xuống dưới địa bàn, thường là các khu vực phức tạp nhằm quản lý tốt địa bàn, phục vụ chức năng phòng chống và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Tương tự như trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố là cánh tay của UBND cấp xã để thực hiện công tác quản lý vậy.

Không phải đơn vị công an cấp xã nào cũng có cảnh sát khu vực. Cảnh sát khu vực chỉ được bố trí ở những Công an phường, thị trấn, đồn Công an và xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự nơi có Trưởng, Phó Trưởng Công an xã là Công an chính quy.

Tải Xuống (13)

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát khu vực

Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn làm việc của cảnh sát khu vực được quy định rõ trong Điều lệnh công tác của Cảnh sát khu vực ban hành theo Quyết định số 10/QĐ ngày 1.8.1974 của bộ trưởng Bộ Công an; Điều lệnh công tác của công an đường phố ban hành theo Quyết định số 04/QĐ – BNV ngày 18.1.1987 của bộ trưởng Bộ Nội vụ và Điều lệnh cảnh sát khu vực ban hành theo Quyết định số 118 – QĐ/BNV(C13) ngày 29.6.1994 của bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Ngày 10/2/2015, Bộ Công an ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BCA (được thay thế bởi Thông tư 48/2017/TT-BCA) quy định Điều lệnh cảnh sát khu vực.

Cảnh sát khu vực có chức năng thực hiện việc quản lý về an ninh, trật tự và trực tiếp tiến hành các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực do mình phụ trách.

Cảnh sát làm nhiệm vụ quản lý khu vực dân cư tại cơ sở thuộc các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các địa bàn phức tạp khác về trật tự xã hội.

Cảnh sát khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn: nắm tình hình liên quan đến an ninh, trật tự; quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; quản lý, giáo dục đối tượng trong địa bàn; tổ chức vận động nhân dân thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; giải quyết các vụ, việc đơn giản về an ninh, trật tự trong khu vực phụ trách; phòng, chống tệ nạn xã hội.

3. Các câu hỏi thường gặp

1. Cảnh sát khu vực có được kiểm tra các cơ sở kinh doanh không?

Cảnh sát khu vực chỉ có quyền nắm bắt tình hình, kiểm soát số lượng cơ sở kinh doanh trên địa bàn mình quản lý để kịp thời có biện pháp xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh. Theo đó, hoạt động thanh tra hành chính chỉ được tiến hành bởi công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước (khi có điều lệnh điều động thanh tra theo quy định của pháp luật.).

2. Cảnh sát khu vực có được kiểm tra hành chính tại nhà dân?

Việc kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự. Do đó, công an có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào. Trên thực tế, trước 23 giờ việc kiểm tra hành chính diễn ra thường xuyên nhưng sau 23 giờ sẽ kiểm tra theo kế hoạch của phường. Khi kiểm tra, cảnh sát khu vực không thể đi một mình mà phải đi cùng tổ trưởng dân phố hay ban điều hành khu phố. Đây là những người có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với người dân. Sau khi tiến hành kiểm tra (sau 23 giờ), dù có hay không phát hiện được tội phạm, người đang bị truy nã… thì cũng phải lập biên bản ghi rõ ngày giờ kiểm tra, nội dung kiểm tra và kết quả thu nhận được.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cảnh sát khu vực, nếu có bất kỳ thông tin nào thêm thì xin hãy liên hệ với công ty Luật ACC Group chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé! Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo