Cảnh sát cơ động là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của CSCĐ

Trong đời sống hằng ngày, việc giữ gìn an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự là nhiệm vụ cao cả của các lực lượng chiến sĩ. Vậy cảnh sát cơ động là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của cảnh sát cơ động là gì? Một số điều cần biết về lực lượng cảnh sát cơ động cũng như các thông tin có liên quan sẽ được chúng tôi cung cấp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.

cảnh sát cơ động là gì
Cảnh sát cơ động là gì

1. Cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, chuyên trách, nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, lực lượng cảnh sát cơ động bao gồm:

  • Lực lượng tác chiến đặc biệt;
  • Lực lượng đặc nhiệm;
  • Lực lượng bảo vệ mục tiêu;
  • Lực lượng không cảnh, thủy cảnh;
  • Lực lượng sử dụng động vật nghiệp vụ.

2. Vai trò của cảnh sát cơ động là gì?

Cảnh sát cơ động phát huy vai trò:

  • Là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
  • Triển khai đồng bộ các biện pháp, phương án, kế hoạch công tác, tổ chức lực lượng ra quân xử lý kịp thời, có hiệu quả các hoạt động gây phương hại đến an ninh trật tự, bạo loạn, biểu tình bất hợp pháp;
  • Trấn áp đối tượng có hành vi phạm tội nguy hiểm, đấu tranh triệt phá các chuyên án, các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức;
  • Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, hội nghị, sự kiện chính trị quan trọng, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.

3. Nhiệm vụ của cảnh sát cơ động

Nhiệm vụ cơ bản của cảnh sát cơ động khi thực hiện vai trò của mình là:

  • Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về công tác vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động.
  • Xây dựng, huấn luyện, diễn tập phương án tác chiến, phương án tuần tra kiểm soát, bảo vệ mục tiêu theo chức năng của Cảnh sát cơ động.
  • Thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá rối an ninh, bạo loạn, khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, biểu tình trái pháp luật.
  • Vũ trang bảo vệ mục tiêu, sự kiện quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
  • Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân; huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng bảo vệ thuộc các ngành, địa phương; phối hợp huấn luyện, đào tạo về công tác bảo vệ cho các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Công an.
  • Tổ chức quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
  • Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác của Cảnh sát cơ động.
  • Phối hợp với các lực lượng trong Công an nhân dân đấu tranh triệt phá các chuyên án có tính chất phức tạp về hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường, các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia; hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành, địa phương trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Tham gia bảo vệ phiên tòa, áp giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
  • Tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh và phòng thủ dân sự.
  • Phối hợp với các lực lượng, đơn vị, địa phương nơi đóng quân xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  • Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Quyền hạn của Cảnh sát cơ động

Vậy Cảnh sát cơ động có những quyền hạn gì? Tiếp sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về phần quyền hạn của Cảnh sát cơ động.

  • Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
  • Được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không và lên tàu bay, tàu thủy trong trường hợp tác chiến theo chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động.
  • Ngăn chặn, vô hiệu hóa các phương tiện bay không người lái và các phương tiện khác tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác và các mục tiêu bảo vệ.
  • Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  • Huy động người, phương tiện, thiết bị của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam trong trường hợp cấp bách.
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế công trình và được vào nơi ở của cá nhân, trụ sở cơ quan, tổ chức để giải cứu con tin, trấn áp hành vi khủng bố và tội phạm.
  • Các quyền hạn khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và luật khác có liên quan.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Cảnh sát cơ động gồm những thành phần nào?

  • Cảnh sát cơ động sẽ được phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng bao gồm các lực lượng sau đây: Lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ ví dụ như chó nghiệp vụ,…
  • Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Trong đó bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ.
  • Lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm.

5.2 Cảnh sát cơ động được phạt lỗi nào?

Cảnh sát cơ động sẽ chỉ được xử lý những lỗi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sau của ô tô, xe máy theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có thể kể đến những lỗi: Đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm; Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư,...

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về cảnh sát cơ động là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về cảnh sát cơ động là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về cảnh sát cơ động là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến cảnh sát cơ động là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (594 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo