Cấn trừ công nợ là gì là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong hoạt động mua bán, thương mại. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu rõ về khái niệm này dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định về cấn trừ công nợ là gì? Những vấn đề liên quan như thế nào? Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn một cách chính xác về cấn trừ công nợ thông qua các quy định mới được cập nhật mới nhất hiện nay.
1. Khái niệm cấn trừ công nợ là gì?
Định nghĩa về cấn trừ công nợ là gì tuy không được giải thích trong bất kỳ một văn bản quy phạm nào nhưng dựa trên những vấn đề liên quan được quy định có thể hiểu khái niệm này như sau:
- Cấn trừ công nợ hay còn được gọi là bù trừ công nợ được sử dụng để chỉ những giao dịch có nội dung là mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể tham gia giao dịch với nhau. Mà trong đó, những chủ thể này sẽ vừa có vị trí là người mua lại vừa có vị trí là người bán. Trong quá trình thực hiện giao dịch với nau, nếu phát sinh vấn đề gì thì hai bên sẽ phải xây dựng biên bản bù trừ công nợ.
- Khi đó, đối với việc một chủ thể vừa là khách hàng, vừa là bên cung cấp sản phẩm, hàng hóa thì họ sẽ vừa có nợ phải thu và vừa có cả nợ phải trả.
2. Thuế gia trị gia tăng trong thanh toán cấn trừ công nợ
Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 26/2015/TT-BTC
Quy định liên quan đến cấn trừ công nợ là gì:
Tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 26/2015/TT-BTC có quy định các trường hợp không dùng tiền mặt sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong thanh toán cấn trừ công nợ
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 119/2014/TT-BTC
Quy định liên quan đến cấn trừ công nợ là gì:
Căn cứ tại quy định Khoản 2, Điều 6, Thông tư số 119/2014/TT-BTC quy định các khoản được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Trừ các khoản chi không được trừ theo quy định, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
+ Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
+ Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Những câu hỏi thường gặp
Để bù trừ công nợ, nhân viên kế toán thường cần làm những gì?
-
Xác định các loại chứng từ công nợ của đối tượng
-
Tiến hành bù trừ giữa công nợ phải thu và phải trả
-
Cập nhật công việc cấn trừ công nợ vào sổ theo dõi riêng.
Các loại chứng từ cần có khi cấn trừ công nợ?
Để đảm bảo quá trình thực hiện cấn trừ công nợ, bạn buộc phải có đầy đủ các loại chứng từ cần thiết theo đúng quy định như sau:
-
Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hợp đồng phải được ghi rõ, cụ thể về hình thức thanh toán bù trừ công nợ.
-
Các loại chứng từ/ biên bản giao hàng, xuất kho
-
Hóa đơn giá trị gia tăng VAT
Lưu ý khi đối chiếu công nợ?
- Việc thực hiện đối chiếu công nợ sẽ được thực hiện khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng và bên còn lại chưa thanh toán.
- Các loại sổ sách, hóa đơn, chứng từ cần được kiểm tra và hạch toán một cách chính xác để giảm thiểu tối đa sai sót, thất thu trong quá trình giao dịch.
- Quy trình đối chiếu công nợ sẽ được thực hiện cho toàn bộ số tiền trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Biên bản cấn trừ công nợ?
Biên bản cấn trừ công nợ được hiểu là biên bản được lập khi 2 bên mua và bán có phát sinh các nghiệp vụ mua, bán qua lại lẫn nhau và đồng ý cấn trừ công nợ. Biên bản cấn trừ công nợ được sử dụng để ghi chép việc cấn trừ công nợ của công ty, doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của cả 2 bên khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
Trên đây là những nội dung liên quan đến cấn trừ công nợ là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đã giúp bạn đọc có thể hiểu cụ thể hơn về cấn trừ công nợ và áp dụng để giải quyết những vướng mắc bản thân đang gặp phải. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những vướng mắc, câu hỏi nào liên quan đến cấn trừ công nợ hay bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được dịch vụ pháp lý uy tín và hiệu quả.
Nội dung bài viết:
Bình luận