Thay đổi về căn cước công dân gắn chip mới nhất 2024

Căn cước công dân (CCCD) không còn là khái niệm mới tại Việt Nam. Năm 2014 Luật căn cước công dân ra đời, năm 2016 lần đầu tiên công dân được cấp căn cước công dân mã vạch. Trước thời điểm tháng 11/2020 có ba loại giấy tờ tùy thân được cùng sử dụng bao gồm: Chứng minh nhân dân 9 số; Chứng minh nhân dân 12 số và Căn cước công dân mã vạch. Kể từ ngày 01/01/2021 công dân thực hiện chuyển đổi toàn bộ chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, So với Căn cước công dân dùng mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số và 12 số, Căn cước công dân gắn chip có nhiều ưu điểm về độ bảo mật cao hơn. Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thể lưu trữ được nhiều thông tin hơn và được tích hợp các dữ liệu cần thiết vào thẻ Căn cước công dân (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thuế, ngân hàng, đất đai, giấy phép lái xe và các loại giấy tờ có giá trị khác), tạo thuận lợi và tiện tích cho người sử dụng. Do đó, thẻ Căn cước công dân sẽ giúp công dân thực hiện hầu hết các giao dịch, các thủ tục hành chính (không phải mang nhiều loại giấy tờ, giảm thời gian và chi phí), có thể phòng tránh được việc các loại giấy tờ bị giả mạo cũng như chi phí cho việc công chứng giấy tờ truyền thống. Đây được coi là một bước tiến lơn trong việc giảm tải thủ tục hành chính cho người dân cũng như nâng cấp hệ thống quản lý quốc gia.

Thời điểm từ 01/01/2021 đến 01/07/2021 là thời gian cao điểm trong việc chuyển đổi sang căn cước công dân gắn chip với mục tiêu hoàn thành cấp 50 triệu Căn cước công dân gắn chíp trước ngày 01/7/2021, Bộ Công an đã huy động lực động xuống cơ sở để làm thủ tục cấp CCCD gắn chip cho người dân. Từ ngày 01/01/2022 tiếp tục có những quy định mới nhằm thúc đẩy việc triển khai chuyển đổi CCCD gắn chip cho người dân, kính mời Quý bạn đọc cùng Luật ACC tìm hiểu các quy định mới nhất về căn cước công dân gắn chip.

Căn cước công dân gắn chip
Căn cước công dân gắn chip

1. Mới nhất – Bộ Công An công bố tổng đài giải đáp về căn cước công dân

Song song với các kênh tra cứu/phản hồi về căn cước công dân như Zalo, Facebook, Cổng dịch vụ công quốc gia gần đây Bộ Công An đã Công bố tổng đài: 1900.0368 nhằm giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến căn cước công dân.

Hệ thống tổng đài hoạt động từ 7h30 - 17h30 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Khi gọi đến tổng đài, cần lưu ý:

- Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 1

- Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 2

- Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 3

- Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip: Nhấn phím 4

- Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.

2. Quy trình, trình tự cấp thẻ căn cước công dân 2022

Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân 2014 và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 (sau đây viết gọn là Nghị định số 137/2015/NĐ-CP) về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương.

Theo đó kể từ ngày 01/7/2021, người dân cần chú ý một số quy định mới khi làm căn cước công dân như sau:

2.1. Được làm CCCD gắn chip tại nơi thường trú

Khoản 1 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định:

“Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân”.

Như vậy,  kể từ ngày 01/7/2021, công dân có thể làm căn cước công dân tại nơi tạm trú hoặc nơi thường trú thay vì chủ yếu làm tại nơi thường trú như trước đây. Quy định này tiếp tục được áp dụng trong năm 2022

2.2. Không phải điền tờ khai khi làm cước công dân gắn chip

Theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định

Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết”

Theo quy định trên người dân không còn phải làm tờ khai, trong trường hợp nhận được yêu cầu thì cán bộ tiếp nhận sẽ tìm kiếm thông tin, thu thập vân tay, chụp ảnh… và in phiếu thu nhận thông tin CCCD… để công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên.

2.3. Thu hồi CMND cũ khi đổi sang căn cước công dân gắn chip

Từ ngày 01/7/2021, sẽ thu lại Chứng minh nhân dân (CMND) cũ khi làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

Cụ thể, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 59/2021/TT-BCA quy định: “Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân”.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, mọi trường hợp đổi từ CMND 9 số, 12 số sang căn cước công dân gắn chip đều sẽ bị thu hồi CMND cũ.

2.4. Chuyển phát thẻ theo yêu cầu

Khoản 6 điều 11 thông tư 59/2021/TT_BCA quy định như sau:

Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.”

Quy định này đặc biệt phù hợp với người dân làm việc xa quê hương, giúp giảm chi phí đi lại, tránh gây mất thời gian trong quá trình chuyển đổi sang thẻ công dân gắn chip

3. Lệ phí làm căn cước công dân gắn chip 2022

3.1. Quy định mới năm 2022

Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Theo đó từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022 lệ phí cấp căn cước công dân chỉ còn bằng  Bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.

Trường hợp cấp Căn cước công dân Lệ phí
-       Chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân 15.000 đồng/thẻ Căn cước công dân
-       Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được;

-       Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng/thẻ Căn cước công dân
Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi

-       Bị mất thẻ Căn cước công dân

-       được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

3.2. Trường hợp miễn lệ phí

  • Đổi thẻ căn cước công dân gắn chip khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính;
  • Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;
  • Đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

3.3. Trường hợp không phải nộp lệ phí

  • Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân lần đầu;
  • Đổi thẻ Căn cước công dân khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;
  • Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân

4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến căn cước công dân gắn chip

Nghị định 144/2021 ngày 31 tháng 12 năm 2021 thay thế cho Nghị định 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Điều 10 quy định về các hành vi Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và các mức xử phạt như sau:

Mức xử phạt Hành vi vi phạm
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng -       Không xuất trình được CCCD hoặc các giấy tờ tùy thân khác khi có yêu cầu

-       Không đổi Căn cước công dân hết hạn

-       Không nộp lại Căn cước công dân khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; khi cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng -       Chiếm đoạt, sử dụng CCCD của người khác

-       Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung trên thẻ CCCD

-       Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng thẻ Căn cước công dân

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng -       Giả hồ sơ, khai sai thông tin khi cấp CCCD
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng -       Sử dụng, làm giả căn cước công dân

-       Mua, bán, thuê, cho thuê, Mượn, cho mượn, hế chấp, cầm cố, nhận cầm cố căn cước công dân

5. Những thông tin khác về căn cước công dân gắn chip được quan tâm

5.1. Không bắt buộc đổi sang căn cước công dân gắn chip

Các trường hợp bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip

  • Công dân dùng thẻ Căn cước công dân mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng;
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
  • Xác định lại giới tính, quê quán;
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ;
  • Bị mất thẻ Căn cước công dân; CMND;
  • Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Như vậy nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì người dân có thể tiếp tục sử dụng CMND hoặc CCCD

5.2. Hướng dẫn các cách tra cứu căn cước công dân gắn chip đã làm xong chưa

Kết thúc năm 2021 Bộ công an đã hoàn thành mục tiêu cấp 50 triệu thẻ căn cước công dân và đặt mục tiêu trong quý 1 năm 2022 sẽ thực hiện cấp 30 triệu căn cước công dân. Tuy nhiên, đến nay nhiều người dân sau nhiều tháng làm thủ tục cấp CCCD vẫn chưa nhận được thẻ.

Luật ACC đã có bài hướng dẫn kiểm tra tình trang căn cước công dân, vui lòng xem thêm tại bài viết “Hướng dẫn các cách tra cứu căn cước công dân làm xong chưa”

Trên đây là những quy định mới nhất năm 2022 về căn cước công dân gắn chip mà Công ty Luật ACC đã tổng hơp. Chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về căn cước công dân.

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Mail: [email protected]

Fanpage: ACC Group - Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Trân trọng !

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (894 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo