Căn cứ hoãn phiên tòa hành chính [Mới nhất 2024]

Hoãn phiên tòa trong tố tụng hành chính là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996.  Căn cứ vào tình hình thực tế của vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra quyết định hoãn phiên tòa. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng, do đó khi tiến hành thủ tục nêu trên thì cần phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ đề cập đến nội dung liên quan đến Căn cứ hoãn phiên tòa hành chính. 

Căn cứ pháp lý 

Luật tố tụng hành chính năm 2015 

Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Hoãn phiên tòa là gì ? 

Hoãn phiên tòa là tạm ngừng trong một thời gian nhất định việc xét xử vụ án theo trình tự sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong những trường hợp do pháp luật quy định. Hoãn phiên tòa được hiểu là việc không tiến hành xét xử vì một số lý do nhằm đảm bảo việc xét xử được khách quan, công bằng. Việc hoãn phiên tòa này chỉ trong một thời gian nhất định, sau khoảng thời gian đó sẽ tiến hành xét xử.

2. Quy định các trường hợp hoãn phiên tòa hành chính sơ thẩm 

Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Luật tố tụng hành chính 2015, Hoãn phiên tòa được quy định như sau:

- Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án mà không có người thay thế;

- Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế;

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng có người vắng mặt mà không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

- Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

- Trường hợp phải tiến hành giám định lại theo Điều 170 của bộ luật này. 

Bên canh đó, Phiên tòa sơ thẩm có thể bị hoãn tùy vào quyết định của Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 162 trong các trường hợp sau:

- Trường hợp tại khoản 2 Điều 159, khi người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

- Trường hợp tại khoản 2 điều 160, khi người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử

3. Quy định các trường hợp hoãn phiên tòa hành chính phúc thẩm 

Các trường hợp phải hoãn phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 232 Luật tố tụng hành chính năm 2015. Theo khoản 1 Điều này, phiên tòa phúc thẩm phải bị hoãn trong các trường hợp:

- Khi người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế;

- Không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tham gia xét xử;

- Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế;

- Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt.

- Thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;

- Người giám định bị thay đổi;

- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều này, phiên tòa phúc thẩm cũng có thể bị hoãn tùy theo quyết định của Hội đồng xét xử nếu rơi vào các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 159 và khoản 2 Điều 160.

3. Đơn xin hoãn phiên tòa hành chính 

Khi có yêu cầu đề nghị hoãn phiên tòa, người tham gia phiên tòa bắt buộc phải viết đơn. Nội dung của đơn đề nghị tạm hoãn phiên tòa phải có:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên Tòa án tiếp nhận đơn;

- Thông tin của người có đề nghị;

- Tư cách tố tụng;

- Lý do, thời gian xin hoãn phiên tòa;

- Ký tên.

Theo đó mẫu đơn xin tạm hoãn phiên tòa cần đảm bảo các nội dung theo mẫu đơn sau: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(về việc hoãn phiên tòa)

Kính gửi:  Tòa án nhân dân …………………………..……….

Tôi là:  …………………………....………….

Sinh ngày ………. tháng ………….. năm ………………

CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu số:…………… do …….……….. cấp ngày …………

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………… 

Tôi là (1) ………..….…… trong vụ án (2) ………………………………………

Hiện nay, do tôi (3)  ………………………………………………….

nên không thể tham gia phiên tòa xét xử được.

Vì lý do nêu trên không thể tham gia phiên tòa được nên tôi làm đơn này kính mong Quý tòa, Hội đồng xét xử cho hoãn phiên Tòa dự kiến vào ngày .../.../... chuyển sang một ngày khác để tôi có điều kiện tham gia và trình bày quan điểm, nguyện vọng.

Tôi xin cam kết những nội dung đã trình bày trong đơn này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Tòa. Tôi xin chân thành cảm ơn!

  Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Hướng dẫn:

(1) Nêu tư cách tham gia phiên tòa: Nguyên đơn, bị đơn, bị hại, bị cáo…

(2) Nêu rõ vụ án gì.

Ví dụ: Vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vụ án đơn phương ly hôn giữa nguyên đơn là…….. và bị đơn là………..

(3) Nêu nguyên nhân phải tạm hoãn phiên tòa: Bị ốm đau, phải cách ly, không thể di chuyển được…..

4. Mẫu số 18-HC Quyết định hoãn phiên tòa Tố tụng hành chính 

Sau khi đương sự nộp đơn xin hoãn phiên tòa hành chính, nếu được Tòa án chấp thuận thì tòa án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa Tố tụng hành chính và thông báo cho các bên đương sự được biết. Quyết định hoãn phiên tòa Tố tụng hành chính của Tòa có mẫu như sau: 

 

TÒA ÁN NHÂN DÂN….. 

Số:…../….. /QĐST-HC

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…………., ngày … tháng … năm…

 

QUYẾT ĐỊNH

HOÃN PHIÊN TÒA

TÒA ÁN NHÂN DÂN……………………….. 

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)…………………………………………..

Thẩm phán (nếu Hội đồng xét xử gồm có 5 người): Ông (Bà)……………….

Các Hội thẩm nhân dân:

  1. Ông (Bà)……………………………………………
  2. Ông (Bà)………………………....………………
  3. Ông (Bà)…………………………………………

Thư ký phiên tòa: Ông (Bà)……………………………………………………….

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ………………………. tham gia phiên tòa:

Ông (Bà) ………………………………………. – Kiểm sát viên.

Đã tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính thụ lý số:……../……../TLST-HC ngày….. tháng….. năm….. về ……………………….

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:…………./……………/QĐST-HC….. ngày….. tháng….. năm…….

Xét thấy: ……………………………………………………….      

Căn cứ vào các điều…………….. và Điều 163 của Luật tố tụng hành chính;

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thụ lý số…/…/TLST-HC ngày….. tháng….. năm…..
  2. Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa xét xử vụ án được ấn định như sau: 

…………………………………………………………

…………………………………………………………

…………………………………………………………

……………………................................

..................................................

Nơi nhận:

–   Ghi theo quy định tại khoản 4

Điều 163 của Luật TTHC;

–   Lưu hồ sơ vụ án.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa 

  (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Căn cứ hoãn phiên tòa hành chính”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo