Trong những câu chuyện và bài học lịch sử mà cha ông ta truyền lại, chúng ta đã có nghe nhắc đến đâu đó về cấm quân. Đây được xem là đội quân tiêu biểu của nhiều thời đại vua chúa trong quá khứ. Vậy thì Cấm quân là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm của cấm quân cũng như nhiệm vụ quan trọng của họ, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.
1. Cấm quân là gì?
Cấm quân trong tiếng Hán: Cấm (禁) là từ chỉ chỗ ở của vua, quân (軍) được hiểu là quân đội, tổ chức binh lính. Như vậy, hiểu ngắn gọn, Cấm quân là quân ở trong triều đình bảo vệ vua và người thân cận của vua.
2. Nhiệm vụ của Cấm quân là gì?
Nhiệm vụ chính của Cấm quân chính là bảo vệ nhà Vua và triều đình. Bên cạnh đó thì Cấm quân cũng là lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Họ có thể được điều động đến các lộ để tham gia cùng quân và dân địa phương tác chiến. Tùy thuộc vào mỗi triều đại khác nhau mà nhiệm vụ của Cấm quân cũng sẽ có sự thay đổi.
3. Cấm quân trong một số triều đại
3.1 Cấm quân thời Lý
- Cấm quân thời Lý còn có tên gọi khác là “thiên tử binh”, đồng thời các binh lính thuộc Cấm quân cũng được xăm ba chữ “Thiên Tử Binh” trên trán, do tông thất hoặc người được đặc biệt tin tưởng chỉ huy, gọi là Điện tiền chỉ huy sứ (gọi tắt là điện súy), đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy của vua.
- Tùy theo từng đời vua mà cấm quân triều đại Lý sẽ được tổ chức khác nhau:
+ Thông thường Cấm quân được chia làm các vệ, mỗi vệ có từ 200 đến 500 người. Dưới các vệ là các đô, hỏa. Mỗi đô có khoảng 100 người.
+ Dưới triều vua Lý Thái Tổ (1010 - 1028), cấm quân có khoảng 3000 người, được chia thành 6 vệ, mỗi vệ biên chế 500 người.
+ Dưới triều vua Lý Thái Tông (1028 - 1054), cấm quân có khoảng 2000 người, được chia thành 10 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người.
+ Sang triều vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), khoảng 3200 người, được chia thành 16 vệ, mỗi vệ biên chế 200 người.
- Các binh lính trong Cấm quân được tuyển chọn từ các trai tráng khỏe mạnh nhất trong cả nước. Căn cứ vào mức độ tin cậy và tài nghệ của các binh lính mà Cấm quân được chia thành hai loại: Quân Ngự tiền và quân Điện tiền. Quân Ngự tiền làm nhiệm vụ bảo vệ nơi ở của vua (tẩm cung, ngự thư phòng), trong khi đó, quân Điện tiền lại làm nhiệm vụ bảo vệ cấm thành (toàn bộ cung thành).
- Đứng đầu Cấm quân là chức Thiếu úy. Riêng toán quân trực ở trước điện vua thì do điện tiền đô chỉ huy sứ đứng đầu. Đứng đầu các vệ thì có các cấp tướng như: Tả hữu kim ngô vệ tướng quân, Kim ngô độ lãnh binh sứ, Tả hữu vệ tướng quân, Đinh thắng thượng tướng quân, Đại tướng quân, Tướng quân.
3.2. Cấm quân thời Trần
- Cấm quân thời Trần trong chính sử còn hạn chế về mặt thông tin.
Quân đội nhà Trần nổi tiếng tinh nhuệ, thiện chiến, kỉ luật cao, là niềm tự hào của Đại Việt khi ba lần quét vó ngựa giặc Mông – Nguyên khỏi bờ cõi nước nhà. Nhà Trần thay thế hầu hết các tướng lĩnh phục vụ trong quân đội nhà Lý bằng các dòng dõi tôn thất họ Trần. Tuy nhiên, về mặt cơ cấu tổ chức quân đội thì nhà Trần đã kế thừa và tiến hành nhiều cải tiến. Có thể nói, đến thời Trần thì việc tổ chức quân đội đã được thống nhất với con số cụ thể.
Năm 1239, Vua Trần Thái Tông đã ra lệnh cải tổ về quân đội ở cả nước, chia quân thành 3 cấp bậc là: Thượng, Trung và Hạ.
- Quân Cấm vệ được xây dựng theo hướng chính quy, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ vua, triều đình, kinh thành (ở Thăng Long) và thái thượng hoàng (ở Thiên Trường, Long Hưng), vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước với bộ phận trực tiếp bảo vệ vua, triều đình. Kinh đô và Thái thượng hoàng được tuyển chọn rất chặt chẽ từ những đinh tráng khỏe mạnh nhất, biết võ nghệ, ở quê hương họ Trần và một số địa phương có công giúp họ Trần. Bộ phận còn lại gọi là du quân, đóng ở ngoài thành, được tuyển chọn từ những đinh tráng khỏe mạnh ở một số địa phương khác.
- Quân cấm vệ thuộc quyền quản lãnh của Thượng thư Sảnh do Đại hành khiển đứng đầu, từ năm 1342 về sau thuộc quyền quản lãnh của Khu mật viện do Hành khiển tri khu mật viện sự đứng đầu. Chỉ huy mỗi quân, vệ là một võ tướng.
- Cấm quân thời Trần cũng có binh lực đông đảo nhất trong cả nước, lúc cực thịnh có thể lên đến 10 vạn, nhằm đảm bảo sự phục tùng của các địa phương với triều đình trung ương, đồng thời đủ sức trấn áp mọi thế lực cát cứ, nổi loạn trong nước.
3.3. Cấm quân thời Nguyễn
- Cấm quân nhà Nguyễn đóng ở kinh thành Phú Xuân (Huế) gọi là Vệ binh, có nhiệm vụ chính là bảo vệ kinh đô và vua Nguyễn. Hệ thống tổ chức và biên chế cơ bản của Vệ binh gồm có:
+ Một Ngũ gồm 5 người, do Ngũ trưởng đứng đầu
+ Một Thập gồm 10 Ngũ, do Chánh đội trưởng đứng đầu
+ Một Đội gồm Thập, do Suất đội đứng đầu
+ Một Vệ gồm 10 Đội, do Vệ úy đứng đầu
+ Một Doanh gồm 5 Vệ
- Đội quân này có nhiệm vụ chính là bảo vệ kinh đô và các Vua nhà Nguyễn. Hệ thống tổ chức và biên chế của Vệ binh ở thời này ngày càng hoàn thiện hơn. Vệ binh thời Nguyễn có số lượng khoảng 40.000 người chia nhỏ thành ba bộ phận là: Thân binh, Cấm binh và Giản binh.
Vệ binh quân Nguyễn có khoảng 40.000 người, được chia thành ba bộ phận gồm Thân binh, Cấm binh và Giản binh:
- Thân binh (cận vệ của vua và bảo vệ Cấm thành), gồm 1 doanh và 4 vệ độc lập
- Cấm binh làm nhiệm vụ cơ động và bảo vệ Kinh thành, bao gồm 6 doanh và một số vệ, đội độc lập như: Tượng binh, kỵ binh, thủy binh.
- Giản binh hay Tinh binh bao gồm một số vệ và đội thuộc các phủ, huyện, nha..
- Vệ binh thời Nguyễn thường tuyển những người Đàng Trong, đến năm 1885, sau khi nhà Nguyễn lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp thì lực lượng này tan rã, chỉ còn lại một số nhỏ gọi là Thân binh với biên chế khoảng 2000 quân để hầu cận các vua.
4. Câu hỏi thường gặp
Cấm quân là gì?
Cấm quân là quân ở trong triều đình bảo vệ vua và người thân cận của vua
Nhiệm vụ của cấm quân?
Nhiệm vụ chính của cấm quân là bảo vệ vua và triều đình. Bên cạnh đó nhiệm vụ của cấm quân cũng là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.Tùy thuộc mỗi triều đại khác nhau mà nhiệm vụ của cấm quân cũng có sự thay đổi.
Cấm quân là chức quân gì?
Cấm quân là quân bảo vệ Vua và kinh thành.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về Cấm quân. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Zalo: 0846967979
Email: info@accgroup
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận