Cam kết bảo lãnh là gì (cập nhật mới nhất 2024)

Cam kết bảo lãnh là gì? Các nội dung bắt buộc của cam kết bảo lãnh? Thẩm quyền và thời hạn hiệu lực cam kết bảo lãnh? Điều kiện bảo lãnh đối với khách hàng và khách hàng là người không cư trú? Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Cam kết bảo lãnh là gì mời bạn tham khảo!

Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm và cách viết

Cam kết bảo lãnh là gì (cập nhật mới nhất 2023)

1. Cam kết bảo lãnh là gì?

Dưới góc độ pháp lý thì cam kết bảo lãnh được quy định là cam kết giữa các bên bao gồm Bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là người không cư trú khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Cam kết bảo lãnh này có thể được thực hiện theo hình thức Thư bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh và hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.  Được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư 37/2013/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

2. Các nội dung bắt buộc của cam kết bảo lãnh?

Cam kết bảo lãnh được quy định tại Điều 15 trong Thông tư 07/2015/TT-NHNN như sau:

Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:

– Các quy định pháp luật áp dụng về việc bên bảo lãnh thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo lãnh;

– Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;

– Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;

– Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;

– Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;

– Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;

– Nghĩa vụ bảo lãnh;

– Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

– Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.

Ngoài các nội dung quy định, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền và thời hạn hiệu lực cam kết bảo lãnh

Thỏa thuận, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc ủy quyền ký cam kết bảo lãnh phải được lập bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật tại Điều 16 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư 07/2015/TT-NHNN. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh được pháp luật quy định tại Điều 19 Thông tư 07/2015/TT-NHNN

4. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi cũng về cam kết bảo lãnh là gì cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về về cam kết bảo lãnh là gì thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo