Cầm đồ là gì? (Cập nhật 2024)

Hiện nay các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ hoạt động ngày càng nhiều. Vậy cầm đồ là gì? Pháp luật có quy định thế nào về vấn đề này? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về cầm đồ qua bài viết sau đây.

cầm đồ là gì

cầm đồ là gì

1. Cầm đồ là gì?

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm cầm đồ là gì? Tuy nhiên thông qua việc cầm đồ trên thực tế, có thể hiểu cầm đồ là việc cầm cố tài sản tại các cửa hàng cầm đồ để được vay tiền.

Tức là người vay tiền mang tài sản hợp pháp của mình đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố, mục đích để vay tiền.

Việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ là loại hình kinh doanh có điều kiện.

2. Đặc điểm của cầm đồ

- Cầm đồ là một phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Người cầm đồ giao tài sản thuộc sở hữu của mình để vay một số tiền nhất định. Bên nhận cầm đồ cũng là chủ thể cần đáp ứng quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ, ví dụ như bảo quản, xử lý tài sản cầm đồ.

- Người cầm đồ phải trả lại khoản tiền đã vay trong thời hạn đã quy định, lúc này họ sẽ nhận lại được tài sản đã cầm cố. Nếu quá thời hạn ấy thì bên nhận cầm đồ sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đã cầm cố.

3. Quyền, nghĩa vụ của các bên khi cầm đồ

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, khi cầm đồ, các bên có quyền, nghĩa vụ sau đây:

Bên cầm đồ có nghĩa vụ:

- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm đồ theo đúng thỏa thuận.

- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Và quyền:

- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật Dân sự nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

- Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Bên nhận cầm đồ có nghĩa vụ:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Và quyền:

- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm đồ.

4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP kinh doanh dịch vụ cầm đô phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Điều kiện về an ninh, trật tự

- Việc kinh doanh được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của tiệm cầm đồ phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Đối với người Việt Nam:

  • Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
  • Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
  • Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

  • Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

- Cơ sở đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

- Ngoài ra, người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của tiệm cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi cầm đồ là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo