Hiện nay, việc cầm cố tài sản diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhằm mục đích để đảm bảo các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự thì hiện nay, cầm cố tài sản được coi là một biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Trong đó, hoạt động cầm vàng cũng đang được diễn ra khá phổ biến và thường xuyên. Vậy Cầm cố vàng ở tiệm có phạm tội không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
![Cầm cố vàng ở tiệm có phạm tội không? [Mới 2022]](https://moonsilver.com.vn/uploads/2019/01/photo-2-1546574728020720691804.jpg)
1. Cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Người giữ tài sản thường là bên có quyền, bên nhận cầm cố; nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên giữ tài sản cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác; không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý.
2. Cầm cố vàng ở tiệm có phạm tội không?
Việc cầm cố vàng ở tiệm không phải là hành vi phạm tội, đây chỉ là một giao dịch dân sự thông thường theo quy định của pháp luật dân sự về cầm cố tài sản. Tuy nhiên, nếu việc cầm cố vàng rơi vào các trường hợp sau có thể bị xử phạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Cầm vàng là tài sản trộm cắp mà có. Cụ thể, theo Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có như sau: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Theo quy định này, khi bị phát hiện số vàng là tài sản do trộm cắp thì giao dịch dân sự này vô hiệu, các bên sẽ phải hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Khi đó, số vàng sẽ do cơ quan công an xử lý, trao trả lại cho người bị mất còn người bạn kia có trách nhiệm trả lại số tiền cho bên nhận cầm cố.
- Cầm vàng giả. Đây là hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự: "Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
3. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố
Theo Điều 312 Bộ luật dân sự 2015, Quyền của bên cầm cố bao gồm:
1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.
Theo Điều 311 Bộ luật dân sự 2015, Nghĩa vụ của bên cầm cố bao gồm:
1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Theo Điều 314 Bộ luật dân sự 2015, Quyền của bên nhận cầm cố bao gồm:
1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Theo Điều 313 Bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ của bên nhận cầm cố bao gồm:
1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Trên đây là một số nội dung về Cầm cố vàng ở tiệm có phạm tội không? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ công ty luật ACC để được giải đáp và tư vấn một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận