Phân biệt cầm cố và thế chấp, ký quỹ, ký cược [Chi tiết 2022]

Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược là các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các biện pháp bảo đảm này, Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Phân biệt cầm cố và thế chấp, ký quỹ, ký cược [Chi tiết 2022].

1. Khái niệm

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

CSPL: Điều 330 BLDS 2015

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

CSPL: Điều 329 BLDS 2015

2. Chủ thể

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược
Bên cầm cố, bên nhận cầm cố Bên thế chấp, bên nhận thế chấp Bên có nghĩa vụ, bên có quyền, tổ chức tín dụng Bên thuê tài sản, bên cho thuê tài sản

3. Bản chất

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược
Có sự chuyển giao tài sản

CSPL: Điều 309 BLDS 2015

Không có sự chuyển giao tài sản

CSPL: Điều 317 BLDS 2015

Có sự chuyển giao tài sản

CSPL: Điều 330 BLDS 2015

Có sự chuyển giao tài sản

CSPL: Điều 329 BLDS 2015

4. Hình thức

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược
Phải được lập thành văn bản Phải được lập thành văn bản Phải được lập thành văn bản Phải được lập thành văn bản

5. Đối tượng

Cầm cố Thế chấp Ký quỹ Ký cược
Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,... Bất động sản, động sản, quyền tài sản Tiền, kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá Động sản, tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

6. Hiệu lực

Cầm cố Thế chấp Ký quỹPhân biệt cầm cố và thế chấp, ký quỹ, ký cược [Chi tiết 2022] Ký cược
Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Hợp đồng ký quỹ có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Hợp đồng ký cược có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung do Luật ACC cung cấp về Phân biệt cầm cố và thế chấp, ký quỹ, ký cược [Chi tiết 2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo