Trái phiếu đang là lĩnh vực đầu tư thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng có đầy đủ hiểu biết liên quan đến các định nghĩa của nó. Nếu không có đầy đủ sự hiểu biết sẽ tồn tại nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tài chính hay khả năng thu lợi nhuận của bạn. Chính vì vậy, thông qua bài viết này ACC sẽ cung cấp đến các bạn thông tin liên quan đến Cầm cố trái phiếu doanh nghiệp có được không?. Hãy cùng theo dõi nhé.
Cầm cố trái phiếu doanh nghiệp có được không?
1. Trái phiếu là gì?
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm trái phiếu là gì nhé.
Trái phiếu là một trong các loại chứng khoán được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019 , là đối tượng giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Cụ thể, trái phiếu là giấy ghi nhận nợ quy định nghĩa vụ của công ty phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền xác định.
Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
2.Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Vậy chúng ta có thể hiểu như thế nào về trái phiếu doanh nghiệp?
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, thì bạn đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.
3. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, cụ thể sau đây:
Thứ nhất, trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.
Thứ hai, trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.
4. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Việc tìm hiểu về trái phiếu trước khi bắt đầu đầu tư là một bước rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về bản chất của nó, cũng như lựa chọn được những điều phù hợp với nhu cầu bản thân. Bạn có thể tham khảo những đặc điểm sau đây để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp.
Đặc điểm | Trái phiếu doanh nghiệp |
Kỳ hạn của trái phiếu | Kỳ hạn của trái phiếu sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. |
Số lượng phát hành trái phiếu | Do doanh nghiệp quyết định tùy vào nhu cầu về vốn và khả năng huy động của thị trường. |
Đồng tiền phát hành trái phiếu | – Trong nước: VNĐ. – Ngoài nước: Đồng tiền phát hành dựa trên quy định của thị trường phát hành. – Đồng tiền phát hành sẽ được sử dụng trong thanh toán gốc, lãi trái phiếu. |
Mệnh giá của trái phiếu | – Trong nước: Mệnh giá là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam. – Ngoài nước: Mệnh giá trái phiếu được thực hiện dựa trên quy định của thị trường phát hành. |
Hình thức phát hành trái phiếu | – Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử. – Cụ thể phát hành theo hình thức nào sẽ tùy vào quyết định của doanh nghiệp trong mỗi đợi phát hành. |
Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu | – Có thể xác định lãi suất danh nghĩa theo các hình thức như: lãi suất thả nổi, lãi suất cố định, hoặc kết hợp cả hai. – Nếu doanh nghiệp phát hành theo lãi suất thả nổi, thì phải đưa ra cơ sở tham chiếu và công bố thông tin đó cho nhà đầu tư. – Lãi suất danh nghĩa sẽ tùy vào quyết định của doanh nghiệp, để phù hợp với tình hình tài chính công ty và khả năng thanh toán nợ trái phiếu. Ngoài ra còn phải tuân thủ quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. |
Loại hình của trái phiếu | – Trái phiếu không chuyển đổi bao gồm: trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không kèm theo chứng quyền, trái phiếu có kèm theo chứng quyền. – Trái phiếu chuyển đổi: tương tự như trái phiếu không chuyển đối. |
Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu | – Được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn. – Được quyền chuyển nhượng, thừa kế, dùng làm tài sản, cho, để lại trái phiếu. |
5. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có lợi ích gì?
Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp được khá nhiều người chọn là nơi gửi gắm tiền, vì những lợi ích nó mang đến cho các nhà đầu tư cũng không thua kém so với trái phiếu chính phủ hay ngân hàng. Dưới đây là một số ích lợi mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại:
- Lãi suất nhận được hàng tháng cao hơn so với khi gửi tiết kiệm.
- Mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu. Vì trong trường hợp chẳng may công ty bị phá sản, thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu trước, sau đó mới tới các cổ đông.
- Có thể mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
- Có thể thanh toán lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
- Nếu giá trái phiếu tăng, lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn.
6. Cầm cố trái phiếu doanh nghiệp có được không?
Trước hết chúng ta cần biết được cầm cố trái phiếu là gì?
Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Như vậy thì tương tự đối với cầm cố trái phiếu ta có thể hiểu là Việc chủ sở hữu trái phiếu giao trái phiếu của mình cho tổ chức, cá nhân khác nắm giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Vậy thì cầm cố trái phiếu doanh nghiệp có được không?
Quyền lợi của người mua trái phiếu đó là được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, thế chấp và cầm cố trong các quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật. Như vậy người mua trái phiếu doanh nghiệp có thể cầm cố trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được sử dụng trái phiếu do chính doanh nghiệp phát hành để chiết khấu, thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng.
Như vậy, ACC đã cung cấp đến các bạn các thông tin có liên quan đến Cầm cố trái phiếu doanh nghiệp có được không?. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, xin hãy liên hệ ACC để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận