Hiện nay, việc cầm cố tài sản diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhằm mục đích để đảm bảo các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự thì hiện nay, cầm cố tài sản được coi là một biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Vậy cầm cố tài sản là gì? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung Quy định pháp luật về cầm cố trong dịch vụ kinh doanh cầm đồ trong bài viết dưới đây.

1. Cầm cố tài sản là gì?
Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Người giữ tài sản thường là bên có quyền, bên nhận cầm cố; nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên giữ tài sản cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác; không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý
Khi đã đến kì hạn thực hiện nghĩa vụ, bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền, bên nhận cầm cố, thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, chỉ phí bán đấu giá tài sản.
Nếu bên cầm cố đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn thì bên nhận vật cầm cố phải trả lại cho bên cầm cố tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà bên nhận cầm cố đã nhận, nếu tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.
2. Hình thức của cầm cố tài sản
Bộ luật dân sự năm 2015 không xác định rõ về hình thức của cầm cố tài sản, tuy nhiên theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu nếu cầm cố tài sản là động sản thì có thể bằng hình thức miệng hoặc hình thức văn bản, nếu cầm cố bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản.
Theo quy định tại điều luật trên thì văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên có thể thoả thuận cầm cố phải có công chứng hoặc chứng thực.
3. Quy định pháp luật về cầm cố trong dịch vụ kinh doanh cầm đồ
Cầm đồ là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ để giao kết hợp đồng vay tiền. Đây là phương thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó người cầm đồ giao tài sản cho hiệu cầm đồ để được vay một số tiền nhất định. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về hoạt động của cửa hàng cầm đồ.
Người cầm đồ trả lại khoản tiền vay trong thời hạn quy định và được nhận lại đồ vật đã cầm đồ. Hết thời hạn chuộc lại đã được thỏa thuận, chủ hiệu cầm đồ đương nhiên trở thành chủ sở hữu của vật đó.
Khoản tiền phải trả do các bên thỏa thuận tùy thuộc vào số tiền vay của bên đem tài sản cầm đồ và thời hạn cầm đồ. Trong thời hạn cầm đồ, tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của người cầm đồ, chủ hiệu cầm đồ không được định đoạt và sử dụng tài sản đó.
Về mặt pháp lý, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm cầm đồ. Nhưng, tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, có quy định về kinh doanh dịch vụ cầm đồ cụ thể như sau:
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thể hiểu là kinh doanh dịch vụ cho vay, đối tượng cho vay ở đây là tiền. Mà người vay tiền muốn vay, sẽ phải mang tài sản hợp pháp đến nơi cầm đồ để cầm cố tài sản này.
Nên có thể thấy cầm đồ sẽ thực hiện thông qua hình thức cầm cố tài sản. Trong đó, bên hiệu cầm đồ hay nơi kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ giao kết hợp đồng vay tiền với bên có nhu cầu vay. Phương thức bảo đảm cho hợp đồng vay tiền, chính là người vay sẽ giao tài sản cho bên cầm đồ, để vay một khoản tiền nhất định.
Trên đây là các nội dung về Quy định pháp luật về cầm cố trong dịch vụ kinh doanh cầm đồ. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận