Nhà ở có được cầm cố không? [Cập nhập 2022]

Hiện nay, việc cầm cố tài sản diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhằm mục đích để đảm bảo các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dân sự thì hiện nay, cầm cố tài sản được coi là một biện pháp bảo đảm tương đối an toàn đối với khoản tiền cho vay và là một loại hình giao dịch được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Vậy cầm cố tài sản là gì? Nhà ở có được cầm cố không? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.

Nhà ở có được cầm cố không? [Cập nhập 2022]
Nhà ở có được cầm cố không? [Cập nhập 2022]

1. Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Người giữ tài sản thường là bên có quyền, bên nhận cầm cố; nếu tài sản cầm cố có đăng kí quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên giữ tài sản cầm cố không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được dùng tài sản cầm cố để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ khác; không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý

Khi đã đến kì hạn thực hiện nghĩa vụ, bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền, bên nhận cầm cố, thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức do các bên thoả thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, chỉ phí bán đấu giá tài sản.

Nếu bên cầm cố đã thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn thì bên nhận vật cầm cố phải trả lại cho bên cầm cố tài sản, các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản mà bên nhận cầm cố đã nhận, nếu tài sản cầm cố bị hư hỏng thì bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại.

2. Nhà ở có được cầm cố không?

Theo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015, để cầm cố thì đối tượng cầm cố phải là tài sản và bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, nhà ở là tài sản. Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai.

Ngoài ra, chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền: Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó (theo điểm d khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2014).

Như vậy, không được cầm cố nhà ở vì chủ sở hữu nhà ở không có quyền cầm cố quyền sử dụng đất, nhà ở.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố

Theo Điều 312 Bộ luật dân sự 2015, Quyền của bên cầm cố bao gồm:

1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

Theo Điều 311 Bộ luật dân sự 2015, Nghĩa vụ của bên cầm cố bao gồm:

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

Theo Điều 314 Bộ luật dân sự 2015, Quyền của bên nhận cầm cố bao gồm:

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.

4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Theo Điều 313 Bộ luật dân sự 2015, nghĩa vụ của bên nhận cầm cố bao gồm:

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Trên đây là nội dung Nhà ở có được cầm cố không? Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo