Cải cách là gì? (cập nhật 2024)

Một đất nước trong quá trình hoạt động, phát triển luôn luôn tìm cách để cái cách nhằm hướng đến tối ưu hoá, đem lại hiệu quả cao hơn trong các công việc thường ngày. Cải cách giúp công việc được diễn ra thuận lợi hơn, điều này sẽ giúp hạn chế được những nội dung chưa phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Vậy cải cách là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Cải cách là gì? (cập nhật 2023).

Cải Cách Là Gì?

Cải cách là gì? (cập nhật 2023)

1. Cải cách là gì?

Cải cách trong tiếng Anh được gọi là Reform.

- Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. (Theo sách Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông)

Khái niệm này nhấn mạnh đến mục tiêu, kết quả mà cải cách mang đến cho xã hội là ngày càng tiến bộ hơn và nhấn mạnh bản chất của xã hội vẫn không thay đổi.

- Cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.

Theo cách định nghĩa này có thể hiểu cải cách là một con đường hay một cách thức nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội.

Cải cách là sự điều chỉnh lớn đối với các cấu trúc chính trị, văn hóa, xã hội mang tính hệ thống và được hoạch định rõ ràng, có lộ trình cụ thể.

Có thể hiểu cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn…

2. Phân biệt cải cách và đổi mới

- Giống nhau

Điểm giống nhau cơ bản giữa cải cách và đổi mới là tính có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, đổi mới ít nhiều mang ý nghĩa là sự vận động tất yếu, khách quan của sự vật, hiện tượng còn cải cách là sự vận động do chủ thể tiến hành.

- Khác nhau

+ Khác với đổi mới, cải cách sẽ tạo ra những thay đổi mang tính có qui mô được thực hiện rộng lớn hơn, có tiêu chí rõ ràng và mức độ triệt để hơn.

Sự khác biệt ở đây là yếu tố chủ động của chủ thể trong cải cách. Như vậy, yếu tố chủ thể là yếu tố quan trọng trong cải cách.

+ Một điểm khác nữa giữa cải cách và đổi mới là cải cách không thể là một công việc diễn ra hàng ngày như đổi mới.

Cải cách là một quá trình có nội dung hành động cụ thể và phương diện áp dụng rất rộng lớn nên phải có thời gian để áp dụng thực hiện và đánh giá kết quả. Cải cách có thể tạo ra ít nhiều xáo trộn trong xã hội cùng những hậu quả không mong đợi.

Vì thế, cải cách chỉ được thực hiện khi được nghiên cứu và cân nhắc thấu đáo về cách thức, nội dung cũng như mục đích và hệ quả trước khi áp dụng vào thực tiễn.

+ Bên cạnh đó cũng cần phải có đề án để xử lí, khắc phục những hậu quả mà chương trình cải cách mang lại.

Tóm lại, cải cách là một chương trình kinh tế - xã hội do chủ thể trong xã hội hay chính quyền chủ trương tiến hành nhằm mục tiêu thực hiện bước nhảy vọt chất lượng trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm thay đổi bản chất chính quyền nhà nước.

3. Tại sao phải cải cách hành chính?

Việc cải cách hành chính có nhiều ưu điểm như sau:

- Giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, từ đó tăng cường lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh của đất nước, lòng tin của người dân đối với bộ máy Nhà nước;

- Góp phần rất quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...

Một số nội dung cải cách hành chính ở nước ta

Ở Việt Nam, cải cách hành chính gồm một số nội dung như:

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: là việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ  của cơ quan nhà nước cho phù hợp với yêu cầu quản lí nhà nước trong tình hình mới; khắc phục những chồng chéo về chức năng của các cơ quan nhà nước… Chẳng hạn, Hà Nội thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân phường.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - bao gồm việc đổi mới chế độ quản lí công chức; cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức; đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của công chức…

Chẳng hạn: Trong 5 năm, công chức hành chính không đạt chuẩn bị tinh giản; Cải cách tiền lương từ 01/7/2022…

- Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính. Chẳng hạn xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để nhiều thủ tục được làm online; Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú…

Nội dung của cải cách hành chính:

Cải cách thể chế:

– Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung;

– Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật;

– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế – xã hội;

– Hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất;

Cải cách thủ tục hành chính

– Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp;

– Công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính bằng các hình thức thiết thực và thích hợp; thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước; duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;

– Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước

Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước); trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những công việc mà cơ quan hành chính nhà nước không nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cải cách là gì? (cập nhật 2023). Qua viết này, các thắc mắc về cải cách là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo