Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó. Hãy cùng ACC tìm hiểu cách xem số tờ số thửa đất thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Số tờ số thửa là gì ?
Theo định nghĩa của Luật đất đai thửa đất là khái niệm được hiểu như sau: Thửa đất là một trong những chế định pháp lý của nhà nước. Nó được quy định rõ ràng tại các Điều Luật, văn bản quản lý đất đai của Việt Nam. Theo đó, có thể hiểu rằng thửa đất là phần đất được giới hạn bởi những ranh giới trên thực địa. Cũng có thể là diện tích đất được mô tả thông qua những điểm mấu, đường ranh trên hồ sơ quản lý. Một thửa đất được xác định bằng những thông tin sau: Vị trí, loại đất ( mục đích sử dụng đất), số thửa ghi trên bản đồ.
Thửa đất sẽ được cơ quan địa chính đo đạc kỹ càng. Ngoài thửa đất, chủ sở hữu còn có quyền đối với các loại tài sản gắn liền trên đất như:
- Nhà ở, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà kho, cơ sở trưng bày sản phẩm…
- Nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm…
- Giếng nước, nhà vệ sinh, tường bao…
- Ao, hồ.
- Cây ăn quả, cây cảnh…
- Cây lâm nghiệp, rừng, đồi…
Còn về số tờ số thửa hay còn được gọi một cách dễ hiểu hơn là số thứ tự thửa đất được hướng dẫn rõ tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về bản đồ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Theo đó, được hiểu như sau:
Số thứ tự thửa đất là số tự nhiên dùng để thể hiện số thứ tự của thửa đất trên mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính và được xác định là duy nhất đối với mỗi thửa đất trong phạm vi một mảnh bản đồ địa chính và mảnh trích đo địa chính đó.
2. Hướng dẫn cách xem số tờ số thửa
Theo quy định của Luật Đất đai, người dân có quyền được biết đầy đủ các thông tin về thửa đất đang sở hữu. Cụ thể:
- Thửa đất: Số hiệu thửa đất, số tờ bản đồ địa chính, diện tích, địa chỉ.
- Người sử dụng đất: Họ tên vợ chồng, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ.
- Quyền sử dụng đất
- Tài sản gắn liền với đất (có tài sản gì gắn liền với đất như: Nhà ở, công trình xây dựng, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm)
- Tình trạng pháp lý
- Lịch sử biến động (đã từng chuyển nhượng cho ai…)
- Quy hoạch sử dụng đất
- Trích lục bản đồ
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giao dịch đảm bảo
- Hạn chế về quyền
- Giá đất
Trong trường hợp người dân tra cứu thông tin quy hoạch, xem bản đồ quy hoạch hoặc các thông tin cụ thể về thửa đất bằng số tờ số thửa, chỉ cần thực hiện bằng cách sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào phần mềm (website) quản lý đất đai của địa phương
- Bước 2: Nhập số tờ, số thửa của thửa đất cần tìm tại thanh tìm kiếm theo định dạng “Số tờ/Số thửa”. Hoặc nhấn chọn trực tiếp vào thửa đất hiển thị trên bản đồ.
- Bước 3: Làm theo chỉ dẫn để đến được thông tin chi tiết
- Bước 4: Kiểm tra thông tin do phần mềm cung cấp (chú ý số tờ số thửa và người sở hữu trước hết)
Việc tìm kiếm bằng số tờ số thửa thông qua các ứng dụng quản lý đất đai của địa phương không những nhanh, tiện lợi mà còn giải quyết được tình trạng không tiếp hết dân, dẫn đến mất thời gian và tốn nhân lực. Đối với các trường hợp có thắc mắc hoặc thông tin tra cứu không trùng khớp với thực tế. Người dân nên đến trực tiếp phòng địa chính hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường để được giải đáp cụ thể.
Trên đây là những vấn đề cơ bản của số tờ số thửa. Nếu anh/chị muốn hiểu cụ thể hơn có thể tham khảo chi tiết tại Luật Đất đai năm 2013. Ngoài ra, nên thường xuyên theo dõi các thông báo về quy hoạch sử dụng đất, bảng giá nhà đất từ UBND tỉnh hoặc UBND huyện để nắm rõ thực trạng và những chuyển động của thị trường nhà đất.
3. Chủ tịch UBND xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình
Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Hướng dẫn thủ tục khởi kiện
Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện, yêu cầu kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì gia đình Qúy khách có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.
Trên đây là một số thông tin về các cách xem số tờ số thửa đất. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận