Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc, quân chủng, binh chủng, ngạch bậc, trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam đặt ra từ năm 1946. Tên “Quân đội nhân dân Việt Nam” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra. Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được ACC cung cấp thông tin về cách xem quân hàm quân đội. Bạn đọc hãy theo dõi nhé.
Cách xem quân hàm quân đội
1. Quân hàm là gì?
Quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam là biểu trưng thể hiện cấp bậc, ngạch bậc, quân chủng, binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Hệ thống danh xưng các cấp bậc quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được đặt ra tương đối hoàn chỉnh từ năm 1946, mà nguyên thủy được tham chiếu theo hệ thống quân hàm của quân đội Nhật Bản, về kiểu dáng tham chiếu đến hệ thống quân hàm của Quân đội Pháp. Cái tên “Quân đội nhân dân Việt Nam” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra.
Năm 1958, hệ thống quân hàm của Quân đội nhân dân Việt Nam được hoàn chỉnh hơn, trong đó bổ sung cấp hàm Thượng tướng.
Giai đoạn 1982 – 1992 quân hàm Thượng tá bị bãi bỏ, theo đó những sĩ quan cấp Thượng tá được mặc nhiên nâng thành Đại tá.
Từ năm 1992 quân hàm thượng tá được khôi phục. Cho đến nay tuy có một số thay đổi nhỏ, nhưng nhìn chung đến nay hệ thống quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng được hoàn chỉnh, hoàn mỹ và ổn định.
2. Hệ thống quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam
Theo Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 32/2014/L-CTN ngày 09/12/2014, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
Quân hàm, ngoài cho ta rõ cấp bậc, còn phân biệt được quân chủng của quân nhân đang phục vụ, thông qua màu viền của quân hàm, đồng thời là màu nền của quân hàm học viên sĩ quan, thể hiện rõ các quân chủng:
- Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng: màu đỏ
- Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
- Hải quân: màu tím than.
- Màu nền của ba quân chủng trên là màu vàng, riêng hạ sĩ quan, binh sĩ màu hồng nhạt.
- Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, Tác chiến không gian mạng và Bảo vệ Lăng, nhưng có màu nền xanh lá.
- Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng và màu nền xanh lam.
- Cấp tướng có thêu hình trống đồng
Hệ thống cấp bậc được chia theo cấp từ cao xuống thấp như sau:
- Cấp tướng, gồm: Đại tướng, thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng
- Cấp tá, gồm: Đại tá, thượng tá, Trung tá, Thiếu tá
- Cấp úy, gồm: Đại úy, thượng úy, Trung úy, Thiếu úy
- Hạ Sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ Sĩ
- Binh sĩ: Binh nhất, Binh nhì
Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ theo Điều 8 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015:
Quân hàm hạ sĩ quan được chia thành 03 bậc:
1- Thượng sĩ;
2- Trung sĩ;
3- Hạ sĩ.
Quân hàm binh sĩ chia thành 02 bậc:
1- Binh nhất;
2- Binh nhì.
3. Dấu hiệu nhận biết các cấp bậc hàm trong quân đội nhân dân
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, cấp hiệu trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện với các hình thức như sau:
"1. Cấp hiệu của sĩ quan, học viên là sĩ quan
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu vàng, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây. Nền cấp hiệu của sĩ quan cấp tướng có in chìm hoa văn mặt trống đồng, tâm mặt trống đồng ở vị trí gắn cúc cấp hiệu.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, gạch, sao mầu vàng. Cúc cấp hiệu hình tròn, dập nổi hoa văn (cấp tướng hình Quốc huy; cấp tá, cấp úy hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa). Cấp hiệu của cấp tướng không có gạch ngang, cấp tá có 02 gạch ngang, cấp úy có 01 gạch ngang, số lượng sao:
Thiếu úy, Thiếu tá, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 01 sao;
Trung úy, Trung tá, Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: 02 sao;
Thượng úy, Thượng tá, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 03 sao;
Đại úy, Đại tá, Đại tướng: 04 sao.
2. Cấp hiệu của quân nhân chuyên nghiệp
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng trên nền cấp hiệu có 01 đường mầu hồng rộng 5 mm ở chính giữa theo chiều dọc.
3. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu mầu be, riêng Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Lục quân, Bộ đội Biên phòng mầu đỏ tươi, Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình, Hải quân mầu tím than.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Cúc cấp hiệu, vạch ngang hoặc vạch hình chữ V mầu đỏ. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa. Số vạch ngang hoặc vạch hình chữ V:
Binh nhì: 01 vạch hình chữ V;
Binh nhất: 02 vạch hình chữ V;
Hạ sĩ: 01 vạch ngang;
Trung sĩ: 02 vạch ngang;
Thượng sĩ: 03 vạch ngang.
4. Cấp hiệu của hạ sĩ quan - binh sĩ Hải quân, khi mặc áo kiểu có yếm
a) Hình dáng: Hình chữ nhật.
b) Nền cấp hiệu mầu tím than, có hình phù hiệu Hải quân.
c) Đường viền cấp hiệu: Không có đường viền.
d) Trên nền cấp hiệu gắn: Vạch ngang mầu vàng. Số lượng vạch:
Binh nhì: 01 vạch ở đầu dưới cấp hiệu;
Binh nhất: 02 vạch cân đối ở hai đầu cấp hiệu;
Hạ sĩ: 01 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Trung sĩ: 02 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu;
Thượng sĩ: 03 vạch cân đối ở giữa cấp hiệu.
5. Cấp hiệu của học viên đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật
a) Hình dáng: Hai cạnh đầu nhỏ và hai cạnh dọc.
b) Nền cấp hiệu: Lục quân mầu đỏ tươi; Phòng không - Không quân mầu xanh hòa bình; Hải quân mầu tím than; Bộ đội Biên phòng mầu xanh lá cây.
c) Đường viền cấp hiệu: Mầu vàng. Học viên đào tạo sĩ quan đường viền rộng 5 mm; học viên đào tạo hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đường viền rộng 3 mm.
d) Trên nền cấp hiệu gắn cúc cấp hiệu. Cúc cấp hiệu dập nổi hoa văn hình hai bông lúa xung quanh và ngôi sao năm cánh ở giữa.”
4. Thời hạn xét thăng quân hàm
– Thiếu úy → Trung úy: 02 năm.
– Trung úy → Thượng úy, Thượng úy → Đại úy: 03 năm.
– Đại úy → Thiếu tá, Thiếu tá → Trung tá, Trung tá → Thượng tá, Thượng tá → Đại tá, Đại tá → Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân → Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân → Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân → Đại tướng: 04 năm.
Lưu ý: Thời gian sĩ quan học tập cũng được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Tuổi của sĩ quan tại ngũ được xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trừ trường hợp theo quyết định của Chủ tịch nước.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về cách xem quân hàm quân đội. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận