Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương [Cập nhật 2024]

Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Cách xây dựng thang bảng lương (Mới nhất 2023). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

cách xây dựng thang bảng lương
Cách xây dựng thang bảng lương

1. Quy định về thang bảng lương

Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực ngày 01/01/2021 thì: 

  1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

2. Cách xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp

Khi xây dựng thang bảng lương, các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định:

  • Mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường phải bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và phải bằng hoặc lớn hơn mức tối thiểu vùng mà chính phủ quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
  • Tùy thuộc vào tính chất công việc hoặc chức danh mà doanh nghiệp phân ra các nhóm khác nhau để áp dụng mức lương bậc 1 khác nhau. Khi áp dụng mức lương bậc 1 cho mỗi nhóm cần đúng theo quy định.

+ Đối với người lao động đã qua đào tạo, học nghề (kể cả do doanh nghiệp đào tạo) thì mức lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

+ Đối với các ngành có tính chất nguy hiểm, độc hại đến sức khỏe thì mức lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 5% với mức lương tối thiểu vùng.

  • Sauk hi xác định được từng nhóm người lao động và xây dựng được mức lương bậc 1 cho từng nhóm thì cần tính ccacs bậc lương tiêp stheo. Khi tính bạc lương liền kề tiếp theo phải theo nguyên tắc mức độ chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề không ít hơn 5%.

3. Trình tự xây dựng thang bảng lương 

Bước 1: Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

Người sử dụng lao động cập nhật mức lương tối thiểu vùng mới nhất để làm cơ sở xây dựng thang lương, bảng lương. Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng đang được điều chỉnh tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Cách xây dựng thang bảng lương

Bước 2: Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

Trên cơ sở căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp thống kê về các chức danh lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ để làm cơ sở xây dựng thang lương, bảng lương

Bước 3: Thiết kế mức lương tương ứng

Trên cơ sở nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà pháp luật đã quy định, người sử dụng lao động tiến hành xây dựng mức lương cho người lao động

Bước 4: Tham khảo ý kiến của công đoàn

Khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Bước 5: Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội

Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương bao gồm những gì?

Hồ sơ đăng kí sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Công văn đề nghị đăng kí hệ thống thanh bảng lương.
  • Hệ thống, bảng lương doanh nghiệp tự xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.
  • Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh ngành nghề công việc trong thang bảng lương.
  • Quyết định ban hành hệ thống thanh lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp.
  • Ý kiến tham gia của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH lâm thời.

4.2. Doanh nghiệp sử dụng 2 thang bảng lương bị xử lý như thế nào?

Hiện nay, chưa có quy định nào chỉ cho phép doanh nghiệp được lập một bảng lương duy nhất. Chính vì vậy, một doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều thang lương, bảng lương áp dụng trong nội bộ công ty của mình. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp cần chú ý đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP.

Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể  lập một bảng lương cho các lao động quản lý, một bảng lương cho các lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

4.3. Vai trò của thang bảng lương trong doanh nghiệp là gì?

Xây dựng thang bảng lương giúp doanh nghiệp đảm bảo tính công bằng trong trả lương giúp người lao động biết được thu nhập thực tế của mình và có được kỳ vọng phấn đấu để đạt những vị trí có mức lương cao hơn trong thang lương.

Thang bảng lương còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong hệ thống quản lý lao động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng kế hoạch hóa quỹ lương và quản lý chi phí lương cực kỳ hiệu quả.

Xây dựng thang bảng lương là trách nhiệm của doanh nghiệp. Khi xây dựng thang bảng lương người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

4.4. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP thì khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Số bậc của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Cách xây dựng thang bảng lương (Mới nhất 2022). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về xây dựng thang bảng lương. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài viết Cách xây dựng thang bảng lương. Trân trọng cảm ơn !

#cách xây dựng thang bảng lương 

✅ Xây dựng: Thang bảng lương
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo