Cách viết bản kiểm điểm cuối năm mới nhất (Cập nhật 2024)

Kiểm điểm là thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe trong đời. Từ lúc chúng ta đi học thì chúng ta cũng nghe được cụm từ này hoặc thấy được bản kiểm điểm. Hiện nay, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bản kiểm điểm là một trong những biện pháp được sử dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại những sai sót, lỗi lầm của mình. Như vậy thì cách viết bản kiểm điểm cuối năm là gì? Cách viết bản kiểm điểm cuối năm bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về cách viết bản kiểm điểm cuối năm. Để tìm hiểu hơn về cách viết bản kiểm điểm cuối năm các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về cách viết bản kiểm điểm cuối năm nhé.

Cach-viet-ban-kiem-diem-cuoi-nam

Cách viết bản kiểm điểm cuối năm

1. Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân do cá nhân lập ra để tự đánh giá, nhận xét mức độ lỗi, những sai sót mắc phải của bản thân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm về khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong những lần sau

Bản kiểm điểm cá nhân là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những thời gian tới. Khi cá nhân thực hiện một hành vi nào đó vi phạm kỷ luật thì sẽ cần có bản kiểm điểm cá nhân để tự kiểm điểm lại bản thân và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Bản kiểm điểm Đảng viên là mẫu văn bản bản được dành riêng cho các đối tượng là Đảng viên, qua đó có thể tự đánh giá mức độ lỗi của bản thân khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm.

2. Đối tượng viết bản kiểm điểm.

  • Đối tượng của bản kiểm điểm này đa dạng và có thể người viết bản kiểm điểm bao gồm từ học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, công chức, giáo viên, nhân viên… sau khi có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của trường học, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị làm việc.

3. Mẫu bản bản kiểm điểm cuối năm.

ĐẢNG BỘ ………..
Chi bộ: ……………

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

….., ngày … tháng … năm …

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Họ và tên:                         Ngày sinh:

Chức vụ Đảng: Đảng viên

Chức vụ chính quyền: ………………………………………………………………..

Chức vụ đoàn thể: ……………………………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………

Chi bộ: ………………………………………………………………………………..

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

– Về tư tưởng chính trị: Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc học tập các nghị quyết, chỉ thị, tham gia các đợt sinh hoạt chính trị để nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng.

– Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân; tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ý thức xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị và giữ gìn đoàn kết nội bộ.

 Về ý thức tổ chức kỷ luật: Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng, đóng đảng phí theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú; trách nhiệm nêu gương của đảng viên.

– Về tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

– Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân: (Liên hệ với các biểu hiện như: Dân chủ hình thức,…).

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc □ Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Thực hiện theo đúng chức trách, quyền hạn theo quy định; Đóng đảng phí đầy đủ;…

– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;…

– Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách: …

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm: Cố gắng học tập kinh nghiệm và thực tế công tác của bản thân, đề xuất kịp thời, hoàn thành tốt công việc được giao…

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên): Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các cuộc họp chi bộ,…

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Chưa sắp xếp thời gian hợp lý giữa công việc, học tập, nghiên cứu,…

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gơi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□  Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

– Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ………………………………………………………………………………………………..

– Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức:……………………………………….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

– Nhận xét, đánh giá của chi ủy:…………………

– Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:…………………

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

– Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng:………………………..

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)
(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

4. Những câu hỏi thường gặp.

Kiểm điểm, đánh giá Đảng viên nhằm mục đích gì?

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Mục tiêu suốt đời của họ là phấn đấu xây dựng Việt Nam độc lập, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người… (căn cứ Điều 1 Điều lệ Đảng).

Do vậy, hằng năm Đảng viên luôn phải thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng để từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình. Qua đó, khắc phục khuyết điểm, phát huy điểm mạnh.

Đồng thời, trong quá trình kiểm điểm ban thân, Đảng viên dần từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, xóa bỏ biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức… nhằm tự hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao năng lực của Đảng viên.

Kiểm điểm Đảng viên mới nhất theo các nội dung gì?

Đối với mỗi Đảng viên, việc kiểm điểm được thực hiện với các nội dung sau:

– Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc;

– Về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với các chức vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể; kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao bằng các sản phẩm cụ thể;

– Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm;

– Kết quả khắc phục hạn chế, khuyết điểm đã được kết luận, chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước…

Riêng Đảng viên là công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi kiểm điểm còn phải làm rõ chất lượng, hiệu quả công việc được giao, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?

Theo quy định tại Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 18/10/2019, với cá nhân, thì các đối tượng phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình gồm Đảng viên trong toàn Đảng trừ:

– Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng;

– Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.

Theo đó, Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt. Với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài việc kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt thì còn phải kiểm điểm:

– Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư…

– Ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh, cấp huyện kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ, trước tập thể lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị mình là thành viên.

Đặc biệt: Đảng viên giữ từ ba chức vụ lãnh đạo, quản lý trở lên, ngoài kiểm điểm ở các nơi nêu trên có thể kiểm điểm ở nơi khác nếu cần do cấp có thẩm quyền quyết định.

Đảng viên được xếp loại theo những tiêu chí nào?

Khung tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên được nêu cụ thể tại Hướng dẫn 21 gồm:

– Tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Công tác chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng Đảng bộ, chi bộ; lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; giám sát, kiểm tra, kỷ luật Đảng…

– Tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: Tiêu chí này phải được nêu rõ cụ thể theo từng chỉ tiêu, nhiệm vụ nhất định của Đảng viên;

– Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra: Ngoài những tiêu chí trên, sau khi được chỉ ra hạn chế, yếu kém thì Đảng viên còn phải đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong việc khắc phục hạn chế, yếu kém của mình…

5. Kết luận cách viết bản kiểm điểm cuối năm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về cách viết bản kiểm điểm cuối năm và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cách viết bản kiểm điểm cuối năm. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về cách viết bản kiểm điểm cuối năm đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về cách viết bản kiểm điểm cuối năm thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo