Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn về Cách tính vốn pháp định chính xác nhất (cập nhật 2023). Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
Nội dung bài viết:
MỤC LỤC VĂN BẢN
1.Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định.Tuy nhiên có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp.Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau.
Chính phủ quy định mức vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp trong nước hoạt động trong từng lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế quốc dân. Vĩ dụ: Mức vốn pháp định cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải hàng không là 50 tỉ đồng; mức vốn pháp định cho hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, vận tải hàng không là 10 tỉ đồng...
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vốn pháp định được xác định không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) quy định mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp với bạn hàng, nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dễ gây rủi ro cho bạn hàng; hạn chế tình trạng thành lập tràn lan doanh nghiệp không có vốn hoạt động.
2.Một số đặc điểm của vốn pháp định
- Về phạm vi hoạt động
Vốn pháp định không áp dụng được đối với các loại hình doanh nghiệp mà chỉ quy định cho một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định được nêu rõ trong Quyết định 27/2018/ QĐ –TTG ban hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Về đối tượng áp dụng
Vốn pháp định được cấp với các chủ thể kinh doanh bao gồm: các cá nhân, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể,…
- Ý nghĩa pháp lý
Vốn pháp lý được quy định cụ thể nhằm giúp các công ty, doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động kinh doanh được tốt hơn sau khi thành lập. Đồng thời, nguồn vốn pháp định có thể phòng ngừa được những rủi ro có thể xảy ra cho công ty trong quá trình kinh doanh.
- Thời điểm xác nhận cấp giấy vốn pháp định
Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp cho doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập.
- Vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác và vốn kinh doanh
Theo quy định của pháp luật thì vốn pháp định thường nhỏ hơn hoặc bằng vốn góp, vốn kinh doanh. Tùy vào từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể mà có những ngành chỉ cần đăng ký vốn pháp định là có thể kinh doanh. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề kinh doanh còn việc đăng ký thì còn cần phải ký quỹ. Việc ký quỹ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, doanh nghiệp được đảm bảo.
3.Ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định
Tùy theo từng ngành nghề mà vốn pháp định yêu cầu cũng khác nhau. Sau đó là vốn pháp định của một số ngành nghề phổ biến:
- Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ đồng ( Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP);
- Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 100 đến 1300 tỷ đồng ( Theo Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ hàng không: 30 tỷ đồng (Theo Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ đồng (Theo Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ đồng (Theo Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh chứng khoán: 10 đến 165 tỷ đồng (Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng (Theo Nghị định 73/2016/NĐ-CP);
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ : Điều kiện về vốn pháp định để thực hiện kinh doanh ngành, nghề này là hai tỷ đồng và trong quá trình hoạt động phải không thấp hơn mức vốn pháp định tại điều 13 Nghị định 104/2007/NĐ-CP;
- Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Để đủ điều kiện đăng ký kinh doanh ngành, nghề này thì doanh nghiệp phải đáp ứng mức vốn từ 10 tỷ đồng trở lên được quy định điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP;
- Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018, Chủ thể hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy phép kinh doanh thì phải đáp ứng có số tài sản tối thiểu là 80.000 SDR.....
Nội dung bài viết:
Bình luận