GDP bình quân đầu người là một chỉ số kinh tế quan trọng dùng để đo lường mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia dựa trên tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một năm chia cho số dân. Vậy làm thế nào để tính GDP bình quần đầu người ACC mời bạn tham khảo bài viết Cách tính GDP bình quân đầu người mới nhất.
Cách tính GDP bình quân đầu người mới nhất
1. GDP bình quân đầu người là gì?
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một Khoảng thời gian nhất định (quý, năm).
Còn tính GDP bình quân đầu người bằng cách chia GDP trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
GDP bình quân đầu người có thể tính theo giá hiện hành, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ (tính bằng Đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD)); cũng có thể tính theo giá so sánh để tính tốc độ tăng (Căn cứ: Nghị định 94/2022/NĐ-CP)
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 là khoảng 4.110 USD. Mục tiêu đến năm 2025, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 4.700 - 5.000 USD
2. Cách tính GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người
2.1. Công thức tính GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người (VND/người) |
= |
GDP trong năm (tính bằng VND) |
Dân số trung bình trong cùng năm |
GDP bình quân đầu người tính bằng ngoại tệ được tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái (hiện hành) và tỷ giá sức mua tương đương.
2.2. Công thức tính thu nhập bình quân đầu người
Để tính thu nhập bình quân đầu người, trước tiên phải tính được thu nhập của hộ dân cư.
Thu nhập của hộ bao gồm các khoản thu sau đây:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản;
- Các khoản thu khác (biếu, mừng, lãi tiết kiệm,…).
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng được tính bằng cách chia tổng số thu nhập của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Số liệu thu nhập bình quân đầu người sẽ phản ánh đúng hơn mức sống dân cư so với GDP bình quân đầu người.
3. Đặc điểm của GDP bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người được đánh giá là một loại thước đo phổ biến nhất nhằm mục đích chính là để thực hiện việc đo lường mức độ giàu có của một quốc gia, vì các thành phần tạo nên nó thường xuyên được theo dõi trên qui mô toàn cầu, dễ dàng cho việc tính toán và sử dụng. Thu nhập bình quân đầu người cũng là một lựa chọn thứ hai để phân tích mức độ giàu có của các quốc gia trên toàn cầu mặc dù nó ít được sử dụng rộng rãi.
GDP bình quân đầu người sẽ cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thể được quy cụ thể cho mỗi công dân. Nói cách khác, GDP bình quân đầu người sẽ phản ánh mức độ giàu có của quốc gia, vì giá trị thị trường GDP đầu người cũng có thể đóng vai trò là thước đo sự thịnh vượng.
Bản thân GDP cũng chính là một thước đo chính của năng suất kinh tế một quốc gia. GDP kinh tế của một quốc gia sẽ cho thấy giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ mà nó tạo ra. Tại Mỹ, Văn phòng nghiên cứu kinh tế báo cáo GDP hàng quí.
Các chủ thể là các nhà kinh tế theo dõi báo cáo hàng quý này và so sánh các số liệu tăng trưởng hàng quí và hàng năm, giúp phân tích tình trạng tài chính tổng thể của nền kinh tế. Các nhà lập pháp sử dụng GDP khi đưa ra các quyết định về chính sách tài khóa. Các nhà kinh tế ngân hàng trung ương sử dụng GDP như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định về chính sách tiền tệ.
GDP bình quân đầu người thông thường được phân tích cùng với GDP. Các nhà kinh tế sử dụng số liệu này để hiểu rõ hơn về năng suất trong nước cũng như năng suất của họ so với các quốc gia khác. GDP bình quân đầu người sẽ xem xét cả GDP của một quốc gia và dân số. Chính bởi vì vậy mà điều quan trọng là phải hiểu mỗi yếu tố đóng góp vào kết quả chung như thế nào, và cách mà mỗi yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người.
Trong trường hợp GDP bình quân đầu người của một quốc gia đang tăng với mức dân số ổn định thì GDP bình quân đầu người của quốc gia đó có khả năng là kết quả của những tiến bộ công nghệ, giúp cho sản lượng sản xuất tăng nhiều hơn với cùng một mức dân số. Một số quốc gia có thể có GDP bình quân đầu người cao nhưng dân số nhỏ, điều này có nghĩa là quốc gia đó đã xây dựng một nền kinh tế tự cung tự cấp dựa trên nguồn tài nguyên đặc biệt dồi dào.
Một quốc gia có thể có tăng trưởng kinh tế nhất quán nhưng nếu dân số của quốc gia đó lại tăng nhanh hơn GDP, tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ là âm. Đây không phải là một vấn đề đối với đa số các nền kinh tế tiên tiến, bởi vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ vẫn có thể vượt xa tốc độ tăng trưởng dân số của họ. Tuy nhiên, các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người thấp – bao gồm nhiều quốc gia ở châu Phi – có thể có dân số tăng nhanh với mức tăng trưởng GDP ít dẫn đến sự suy giảm dần dần về mức sống.
4. GDP bình quân đầu người Việt Nam xếp thứ mấy trên thế giới?
Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2000, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 498,58 USD, xếp thứ 7/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 173/200 trên thế giới. Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng lên đạt khoảng 3.718 USD, xếp thứ 6/11 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 124 trên thế giới.
Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới. Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ 117 trên thế giới. Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 sẽ nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế Việt Nam năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.
Theo dự báo, nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng thì đến năm 2038, với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
5. Mọi người có thể hỏi
1. GDP bình quân đầu người có những hạn chế gì?
- Chỉ là một chỉ số tương đối: GDP bình quân đầu người không thể phản ánh đầy đủ mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
- Bị ảnh hưởng bởi biến động của giá cả: GDP bình quân đầu người có thể bị ảnh hưởng bởi biến động của giá cả, do đó không thể so sánh trực tiếp giữa các quốc gia có mức giá khác nhau.
- Bị ảnh hưởng bởi quy mô dân số: GDP bình quân đầu người có thể bị ảnh hưởng bởi quy mô dân số, do đó không thể so sánh trực tiếp giữa các quốc gia có dân số khác nhau.
2. GDP bình quân đầu người có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
- Là thước đo để đánh giá mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia: GDP bình quân đầu người cao cho thấy mức độ phát triển kinh tế cao và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Là cơ sở để so sánh mức độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia: Tuy nhiên, cần lưu ý đến những hạn chế của GDP bình quân đầu người khi so sánh.
- Là công cụ để hoạch định chính sách kinh tế: Chính phủ có thể sử dụng GDP bình quân đầu người để đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế và đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
3. Ngoài GDP bình quân đầu người, còn có những chỉ số nào khác để đo lường mức độ phát triển kinh tế của một quốc gia?
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: Cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Chỉ số Gini: Đo lường mức độ bất bình đẳng thu nhập trong một quốc gia.
- Chỉ số phát triển con người (HDI): Đo lường mức độ phát triển của con người dựa trên ba tiêu chí: sức khỏe, giáo dục và thu nhập.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Cách tính GDP bình quân đầu người mới nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận