Bảng giá chứng quyền là gì? Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền

Chứng quyền là một trong những cách đầu tư rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chứng quyền là gì, và Bảng giá chứng quyền là gì?. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc về Bảng giá chứng quyền là gì? Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền.

 

1. Bảng giá chứng quyền là gì?

Bảng giá chứng quyền là nơi cập nhật đầy đủ những thông tin về mã chứng quyền có bảo đảm và giá hiện hành. Nhờ đó, nhà đầu tư sẽ có thêm thông tin để đánh giá sức khỏe khoản đầu tư của mình. Cuối cùng đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý với hoàn cảnh.

Các thành phần bạn cần quan tâm trong một bảng giá chứng quyền gồm: 

  • Mã chứng quyền
  • Tổ chức phát hành
  • Ngày đáo hạn chứng quyền
  • Giá tham chiếu/ giá sàn/ giá trần

2.Các loại giá chứng quyền phổ biến

Chứng quyền tồn tại 3 mức giá mà bạn nên chú ý. Mỗi loại có đặc điểm khác nhau, khi đầu tư thì bạn nên tham khảo tính toán mức giá nào hợp lý.

Giá sau niêm yết: Chứng quyền được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có mức giá xác định theo cách tính của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tổ chức phát hành trong một số trường hợp sẽ thực hiện điều chỉnh giá hợp lý nếu cần thiết. Khi phát hành lần đầu, nhà đầu tư có thể mua chứng quyền với mức giá này trên thị trường sơ cấp, nhưng ở thị trường thứ cấp thì rất hiếm để bạn sở hữu chứng quyền giá niêm yết, mà giá sẽ thay đổi theo nhu cầu và kỳ vọng của thị trường.

Giá thanh toán chứng quyền khi đáo hạn: Mức giá này được tính bằng bình quân giá của năm phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn, đối với những chứng khoán cơ sở gắn với chứng quyền.

Giá thực hiện của chứng quyền: Chính là mức giá mà nhà đầu tư bỏ ra mua chứng khoán cơ sở – xác định ở thời điểm mua chứng quyền và không thay đổi theo thời gian. Khi đáo hạn, dù giá trị chứng khoán cơ sở tăng hay giảm, nếu bạn chọn thực hiện quyền chứng quyền sẽ phải giao dịch với tổ chức phát hành đúng bằng mức giá xác định trước này.

Đầu tư chứng quyền có lời khi giá chứng khoán cơ sở tăng so với thời điểm phát hành chứng quyền đối với chứng quyền mua và ngược lại với chứng quyền bán. Lúc đó kết quả tính toán giữa Giá thực hiện và Giá thanh toán có sự thay đổi, khoản chênh lệch dương chính là mức lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được.

 

3.Công thức tính giá chứng quyền chính xác

Giá chứng quyền được tính bằng công thức sau:

Giá chứng quyền =  Giá trị nội tại + Giá trị thời gian

Trong đó:

Giá trị nội tại: Là khoản chênh lệch giữa giá của chứng khoán cơ sở đối với giá thực hiện. Nếu chứng quyền có giá trị nội tại nhỏ hơn không thì không mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong trường hợp vị thế chứng quyền bán và ngược lại ở vị thế chứng quyền mua.

Giá trị thời gian: Là chênh lệch giữa giá chứng quyền trên thị trường với giá trị nội tại. Thông thường giá trị này sẽ giảm theo thời gian và gần bằng 0 khi đến ngày đáo hạn.

Giá tính theo công thức này được áp dụng phổ biến trên thị trường đầu tư chứng khoán. Mức giá chịu sự tác động trực tiếp bởi những biến động trên thị trường khi mà chứng khoán cơ sở được giao dịch trực tiếp trên sàn thì giá trị có thể tăng hoặc giảm. Vì vậy khi xác định giá chứng quyền, người ta phải nhìn nhận, đánh giá và phân tích xu hướng tăng trưởng của các chứng khoán cơ sở. Từ đó, đưa ra quyết định có nên sở hữu chứng quyền hay không.

4. Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền từ A đến Z

Nhà đầu tư có thể xem bảng giá chứng quyền ngay trên bảng giá chứng khoán của DNSE. Về cơ bản, bảng giá chứng quyền điện tử được mô phỏng giống với bảng giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, sẽ không quá khó khăn để bạn có thể đọc hiểu được bảng giá này. 

Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào bảng giá chứng khoán. Sau đó, bạn gõ mã chứng quyền muốn tìm kiếm giống như hình phía dưới đây.

Bảng Giá Chứng Quyền Là Gì

Bảng giá chứng quyền là gì? Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền

Trên bảng giá chứng quyền điện tử sẽ xuất hiện các thông tin: 

Cột 1: Mã chứng quyền (dài hơn so với mã cổ phiếu)

Cột 2: Giá tham chiếu

Cột 3: Giá trần

Cột 4: Giá sàn

Cột 5: Tổng khối lượng giao dịch

Các cột tiếp theo sẽ là giá mua, giá khớp lệnh và giá bán.

 

Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các quý bạn đọc Bảng giá chứng quyền là gì? Hướng dẫn xem bảng giá chứng quyền. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo