Công thức, cách tính tỷ lệ chiết khấu và ví dụ cụ thể?

Chiết khấu là một trong những phương pháp được sử dụng trong marketing nhằm mục đích kích thích ham muốn mua sắm của người tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy Công thức, cách tính tỷ lệ chiết khấu như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Chiết khấu là gì? Phân loại, cách tính chiết khấu phần trăm
Công thức, cách tính tỷ lệ chiết khấu và ví dụ cụ thể?

1. Chiết khấu là gì?

Theo Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng quy định: Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. Hầu hết trong các lĩnh vực kinh doanh, chúng ta đều thấy có xuất hiện chiết khấu. Điển hình như các siêu thị, cửa hàng quần áo, giày dép, nhà hàng… Tùy theo phương pháp chiết khấu mà doanh nghiệp đưa ra chính sách chiết khấu phù hợp.

Có nhiều kiểu chiết khấu khác nhau mà doanh nghiệp thường sử dụng như chiết khấu cho khách hàng mua lần đầu tiên, chiết khấu cho các khách hàng mua sỉ, chiết khấu trên danh mục sản phẩm, chiết khấu trực tiếp trên các sản phẩm nhân các dịp Lễ Tết, ngày hội mua sắm, chiết khấu vào các khung giờ vàng,…Dù là áp dụng phương pháp chiết khấu như thế nào thì mục tiêu chung của hình thức này là nhằm tăng tính cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm, lôi kéo khách hàng mục tiêu và giữ chân khách hàng hiện tại hoặc là xả kho hàng cũ, sắp hết hạn sử dụng.

2. Các loại chiết khấu hiện nay

Những loại chiết khấu thông dụng mà bạn cần phải biết khi áp dụng chiết khấu cho sản phẩm, dịch vụ:

  • Chiết khấu khuyến mãi: Là một khoản chi mà người bán đưa ra để thu hút sự chú ý, kích thích quyết định mua hàng của người mua. Đây là một kỹ thuật được áp dụng rất hữu ích giúp khách hàng mua nhanh chóng.
  • Chiết khấu thanh toán: Là khoản tiền người bán sẽ chiết khấu cho người mua nếu như người mua thanh toán sớm hoặc theo đúng hẹn như đã giao trong hợp đồng.
  • Chiết khấu về số lượng: Là mức chiết khấu mà khách hàng sẽ nhận được khi mua với số lượng mà người bán đặt ra.
  • Chiết khấu thương mại: Đây là mức chiết khấu lớn kích thích mua hàng với số lượng lớn. Đối tượng hướng đến là những nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa, các đại lý,… chiết khấu có thể tăng từ 10% lên đến 20%.
  • Các chiết khấu thông dụng: Những loại chiết khấu này được sử dụng theo mùa, ngày lễ, theo ngành nghề, nhân viên của doanh nghiệp,.. có tỷ lệ chiết khấu khá thấp dao động từ 2% đến 10%.

3. Công thức tính chiết khấu 

Có hai công thức tính chiết khấu thông dụng áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ

Công thức tính chiết khấu tổng quát

Đây là công thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tính chính xác và sự khách quan mà nó mang lại. Công thức này phù hợp cho cách tính chiết khấu thương mại với quy mô lớn, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên là xác định tỷ lệ chiết khấu, việc này sẽ tùy thuộc vào chi phí vốn ban đầu để đảm bảo lợi nhuận.
  • Bước 2Tính tỷ lệ phần giảm giá chiết khấu bằng công thức: Nhân giá bán chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu.
  • Bước 3: Cách tính phần trăm chiết khấu bằng cách lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá.

Cách tính cụ thể như sau: Giá bán gốc là X, còn Y là giá sau khi chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu gọi là i (%) thì giá sau chiết khấu sẽ được tính theo công thức như sau:

Y = X – i% * X = (1 – i%) * X

Ví dụ cụ thể:

Sản phẩm có giá gốc là 300.000 VNĐ, tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 25%.

  • Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 25% của 300.000 VNĐ 75.000 VNĐ.
  • Giá bán sản phẩm sau chiết khấu: 300.000 VNĐ  75.000 VNĐ = 225.000 VNĐ.

Công thức tính nhẩm

Là cách tính đơn giản, nhanh chóng không cần dùng đến máy tính hay một công thức nào cả. Công thức này phù hợp với cách tính chiết khấu cho đại lý và cách tính chiết khấu bán hàng số lượng không quá lớn.

Cách này sẽ hiệu quả hơn với tỷ lệ chiết khấu như 15%, 20%, 50%. Cách tính như sau:

  • Bước 1: Làm tròn giá gốc của bạn về hàng chục gần nhất sau đó chia cho 10 thu được kết quả A.
  • Bước 2: Chia tỷ lệ sẽ chiết khấu cho 10 thu được kết quả B.
  • Bước 3: Tính được mức giảm giá bằng cách nhân hai kết quả đó lại với nhau và cộng với kết quả A chia 2 (AxB)+(A/2).
  • Bước 4: Cách tính chiết khấu phần trăm theo công thức lấy giá gốc trừ mức giảm giá là ra kết quả.

Ví dụ: Sản phẩm có giá gốc là: 68.000 đồng. Chiết khấu cho khách: 20%.

  • Làm tròn giá thành 70.000 VNĐ và chia cho 10 = 7.000 VNĐ.
  • Chia tỷ lệ chiết khấu: 20% / 10 = 2.
  • Mức giảm giá là: (7.000 x 2) + (7000/2) = 17.500 VNĐ.
  • Giá bán sau khi chiết khấu: 70.000 VNĐ – 17.5000 VNĐ = 52.500 VNĐ.

4. Cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu

Dưới đây là một số cách tính tỷ lệ phần trăm chiết khấu chuẩn xác:

  • Bước 1: Lấy giá niêm yết ban đầu (Chưa chiết khấu) trừ đi giá thực mua (Sau chiết khấu).
  • Bước 2: Lấy số vừa tính được chia cho giá niêm yết ban đầu.
  • Bước 3: Lấy kết quả tính được ở bước 2, thực hiện nhân 100 để được số phần trăm chiết khấu.

Ví dụ: Gói Hosting Cheap 4 tại Vietnix giá niêm yết ban đầu là 71,100đ/ Tháng. Và Vietnix đang có chương trình ưu đãi khi mua Gói Hosting Cheap 4 chỉ với giá 42,700đ/ Tháng. Thì tỷ lệ chiết khấu là bao nhiêu %.

Phần trăm chiết khấu = (71,100 – 42,700) x 100 / 71,100 = Xấp xỉ 40%

Như vậy là bạn có thể biết tỷ lệ phần trăm chiết khấu được áp dụng là 40% các gói Hosting Cheap tại Vietnix.

Trên đây là nội dung về Công thức, cách tính tỷ lệ chiết khấu và ví dụ cụ thể? . Mong rằng bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho các quý đọc giả.

Nếu quý đọc giả có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về pháp lý hãy đến với Công ty luật ACC chúng tôi. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo