Vệ sinh là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, hàng giờ của mỗi chúng ta. Ở đô thị lượng người lưu thông lớn, du khách đông, cần có hệ thống nhiều nhà vệ sinh công cộng rộng khắp để kịp thời giải quyết nhu cầu thiết thực này của nhân dân và du khách.
1. Kinh doanh nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng:
Việc kinh doanh này có thẻ được chia làm hai loại: xây nhà nhà tắm công cộng, nhà vệ sinh công cộng cố định (Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Xây dựng), còn kinh doanh loại hình nhà tắm, nhà vệ sinh di động theo quy định của Luật Doanh nghiệp). Tại bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến loại xây dựng cố định theo quy định của Luật xây dựng và Luật Doanh nghiệp hiện hành.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng dưới dạng doanh nghiệp
1. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh lập theo mẫu (tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)
- Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh).
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ 02 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, tên chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý: Tên doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định (liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí).
2. Nộp hồ sơ đăng ký đăng ký doanh nghiệp (Hồ sơ thành lập công ty)
Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư) hoặc Phòng kế hoạch Tài chính (UBND cấp huyện) đối với Đăng ký hộ kinh doanh
3. Nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:
Phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) tiếp nhận hồ sơ, trao Giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả lời hồ sơ. Phòng ĐKKD kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời cho bạn về tính hợp lệ của hồ sơ và các nội dung cần bổ sung, sửa đổi.
Lưu ý: Hồ sơ không hợp lệ là hồ sơ không đầy đủ các loại giấy tờ kể trên, hoặc nội dung khai không đúng và đủ theo quy định. Phòng ĐKKD không có quyền yêu cầu nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài những giấy tờ nêu trên (trước đây cơ quan ĐKKD thường yêu cầu xuất trình cả các giấy xác nhận vốn, giấy tờ chứng minh trụ sở hợp pháp…).
Bổ sung, sửa đổi hồ sơ:
Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Quý vị phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn của Phòng đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Sau khi hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD hẹn ngày doanh nghiệp (với tư cách là người đại diện theo pháp luật của công ty) đến ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD.
Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)
Sau khi ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, trước đây ((trước ngày 01.07.2015) thông thường phải chờ khoảng 07 ngày để Phòng ĐKKD đóng dấu vào bản gốc và trả Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp. Đến đây coi như đã thành lập xong doanh nghiệp của mình. Cũng theo quy định trước đây, Phòng ĐKKD sẽ cấp Giấy chứng nhận ĐKKD trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ và đã nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Trước khi ký vào Giấy chứng nhận ĐKKD, bạn cần kiểm tra cẩn thận các nội dung đã được Phòng ĐKKD ghi trên Giấy chứng nhận và có thể đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung (nếu thấy cần thiết).
4. Khắc dấu
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, bạn đến cơ quan công an (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an cấp tỉnh để xin cấp phép khắc dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu. Hồ sơ khắc dấu gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chứng minh thư của người đến khắc dấu.
Lưu ý: Trước đây cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và giới thiệu bạn đến cơ sở khắc dấu. Sau khi có giấy phép khắc dấu, doanh nghiệp đến cơ sở làm dịch vụ khắc dấu để ký hợp đồng khắc dấu. Con dấu khắc xong sẽ được chuyển về cơ quan công an trước khi doanh nghiệp đến nhận dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu.
Nay, theo luật doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp chỉ cần đăng ký sử dụng mẫu dấu tại cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, thay cho việc phải thông qua cơ quan công an như trước đây.
Để hiểu hơn về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, Quý vị có thể xem thêm Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ ở đây.
5. Sau khi đăng ký doanh nghiệp (sau khi thành lập công ty)
- Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày thành lập doanh nghiệp phải đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- Đăng ký sử dụng mẫu dấu, Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh; Lập Sổ đăng ký thành viên – nếu là Công ty TNHH, Sổ đăng ký cổ đông – nếu là Công ty Cổ phần; Hàng năm nộp báo cáo tài chính tại Phòng Thống kê quận – huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
3. Lưu ý khác
Sau khi đăng ký Doanh nghiệp thành công, Bạn cần thực hiện triển khai xây dựng theo đúng quy định của Luật Xây dựng hiện hành về nguyên tắc xây dựng, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật,
- Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
- Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Điều kiện kinh doanh nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng 2020, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:
Thông qua hình thức Trực tuyến
- Hotline 090.992.8884
- ĐT Tổng đài 1800.0006
- ĐT Văn Phòng 028.77700888
- Kết nối Zalo 090.992.8884
- Mail: [email protected]
Địa chỉ trụ sở:
- Trụ sở chính: tại Tp Hồ Chí Minh: ACC Building, Lầu 3,
520-526 Cách Mạng Tháng 8, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Hà Nội: Tầng 11, Số 9 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
- Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
- Cần Thơ: 27 Mậu Thân, Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Đà Nẵng: 23 Đào Duy Anh, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Nội dung bài viết:
Bình luận