Cách quản lý doanh nghiệp tư nhân phổ biến [Cập nhật 2023]

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

2. Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân?

Doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm sau:

- Doanh nghiệp một chủ vì chỉ có suy nhất một người đầu tư toàn bộ tài sản doanh nghiệp sở hữu.

- Không có tư cách pháp nhân do không có sự tách bạch về tài sản doanh nghiệp và chủ sở hữu

- Chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ khoản nợ và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh.

- Khả năng huy động vốn thấp, không được phát hành cổ phiếu hay trái phiếu

3. Ưu điểm và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân?

– Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.

Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.

Hồ sơ, thủ tục thành lập dễ dàng. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là khá đơn giản so với thủ tục đối với các loại hình doanh nghiệp khác.

– Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.

Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.

 

 Cơ cấu một chủ sở hữu là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân đôi khi gặp cản trở về vốn có hạn. Đôi khi gây cản trở cho sự phát triển, hướng đi mới của doanh nghiệp.

Đồng thời chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không thể làm chủ hộ kinh doanh cá thể hay thành viên của công ty hợp doanh.

Bạn đọc tham khảo chi tiết hơn tại: Ưu và nhược điểm của DNTN

4. Tổ chức và quản lý doanh nghiệp tư nhân phổ biến

Do chỉ có một chủ sở hữu nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân rất đơn giản. Chủ sở hữu là người kiểm soát, nắm quyền lực cao nhất trong công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

 Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

5. Nghĩa vụ của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp tư nhân phải có nghĩa vụ thực hiện:

  • Đáp ứng đù điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.
  •  Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.Doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là “doanh nghiệp” được thành lập theo quy định của pháp luật, bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là một cá nhân sẽ có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập tại doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn do pháp luật quy định hoặc tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động, báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh.
  • Thực hiện nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

6. Lí do nên sử dụng dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp tư nhân của ACC

Tư vấn nhiệt tình mọi vấn đề pháp lý cho khách hàng, khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của ACC;

Hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề thắc mắc của khách hàng;

Chúng tôi hiểu rằng chi phí luôn là vấn đề được quý vị quan tâm do đó tại ACC chi phí luôn bảo đảm ở mức hợp lý, không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài chi phí đã báo từ đầu.

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối.

ACC xin cám ơn bạn đã đọc đến cuối bài. Mong rằng bài viết cung cấp nhiều thông tin hơn về quản lý doanh nghiệp tư nhân tới bạn. Nếu có bất cứ vấn đề cần tư vấn liên quan tới doanh nghiệp tư nhân, xin hãy liên hệ ACC thông qua:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (925 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo