Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

Hàng ngày, trên thế giới có hàng triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi quốc gia.Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ.Đây là hành vi đồi trụy và đáng để lên án trên xã hội. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục . Mời các bạn đọc để biết thêm thông tin nhé. 

Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục
Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em 2016, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định:

Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).

Các hình thức xâm hại:

Có bốn hình thức chính của xâm hại trẻ em. Trẻ em thường bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một thời điểm.

– Thể chất;

– Tình dục;

– Tinh thần;

– Xao nhãng.

2.Các quy định pháp luật về hành vi xâm hại trẻ em

Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018 đã đưa ra khái niệm xâm hại tình dục trẻ em tại Điều 4, điểm 8:

“ Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.

Xâm hại tình dục trẻ em là một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại mục 3 Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm:

“3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em”.

Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục quy định rõ:

“Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục”.

Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em, trong đó nêu rõ tại:

“Điều 13. Trẻ em bị xâm hại tình dục

1. Trẻ em bị hiếp dâm.

2. Trẻ em bị cưỡng dâm.

3. Trẻ em bị giao cấu.

4. Trẻ em bị dâm ô.

5. Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.

Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều luật cụ thể sau:

– Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi;

– Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;

– Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi;

– Điều 146 – Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi;

– Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Trong đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu mức án cao nhất là chung thân hoặc tử hình.

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 so với Bộ luật hình sự năm 2003 đã cụ thể hoá một số khái niệm: “Người đã thành niên” được thay bằng “người đủ 18 tuổi trở lên”; “nhiều người” được thay bằng “từ 02 người trở lên”; “nhiều lần” được thay bằng “từ 02 lần trở lên”; “gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật..” được thay bằng “gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật…”.

Trong Bộ luật hình sự năm 2015, khái niệm “hiếp dâm trẻ em” được thay bằng “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ” hoặc “giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi”. Theo đó, khái niệm “cưỡng dâm trẻ em”, “giao cấu với trẻ em”, “dâm ô với trẻ em” cũng được đưa ra khái niệm cụ thể để đảm bảo tính thống nhất trong cách hiểu và quá trình áp dụng của các cơ quan có thẩm quyền.

3.Ảnh hưởng xấu của tội phạm xâm phạm tình dục ở trẻ em

Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất và tâm lý đối với nạn nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em không bao giờ có lỗi trong việc bị xâm hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.

Xâm hại tình dục trẻ em hiện đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với đại bộ phận những người làm cha làm mẹ có con nhỏ. Gần đây xuất hiện rất nhiều vụ việc liên quan đến hành vi xâm hại tình dục đối với những bé gái nhỏ. Những kẻ biến thái đã lợi dụng sự ngây thơ, khờ dại của các bé để thực hiện hành vi đồi bại, gây ảnh hưởng rất xấu đến đời sống tinh thần của các cháu.

Xâm hại tình dục trẻ em thể hiện qua các hành vi như: Hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô với trẻ em… Các tội phạm này đều có đặc điểm chung là xâm phạm đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về sinh lý, thể chất, danh dự, phẩm giá, đồng thời xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em. Trong nhiều trường hợp, xâm hại tình dục trẻ em còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

4.Cách phòng tránh bị xâm hại tình dục

Các đối tượng có hành vi xâm hại tình dục nêu trên sẽ phạm vào các tội danh sau đây được quy định tại Bộ luật hình sự 2015:

  1. Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
  2. Điều 143. Tội cưỡng dâm.
  3. Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.

4. Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

5. Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

6. Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm.

Như vậy để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả trẻ em bị xâm hại tình dục, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cần quan tâm nhiều hơn nữa đối với học sinh và con em mình trong sinh hoạt, học tập, vui chơi ngoài xã hội và đặc biệt là trang bị cho trẻ em gái một số kiến thức và kỹ năng phòng tránh bị xâm hại sau đây:

4.1. Các biện pháp phòng tránh bị xâm hại tình dục

- Tránh tiếp xúc với người lạ khi không có người thân bên cạnh.

- Không nhận quà, tiền từ người lạ, người quen khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ, người thân.

- Không để trẻ em vui chơi một mình tại nơi vắng người qua lại.

- Hạn chế việc cho trẻ em sử dụng điện thoại thông minh, kiểm soát việc sử dụng điện thoại của trẻ, không để trẻ làm quen với người lạ trên không gian mạng, dễ dẫn đến bị lợi dụng, dụ dỗ xâm hại.

- Trang bị kiến thức tâm, sinh lý cho trẻ em đang trong độ tuổi phát triển về mặt thể chất.

- Cho trẻ biết sự nguy hiểm khi có người lạ đụng chạm, sờ mó vào cơ thể và cần báo ngay cho cha mẹ, người thân hoặc la lớn kêu cứu.

- Không ăn mặc hở hang, không gần guỉ quá mức với người lạ, kể cả họ hàng quen biết (trừ ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột của mình).

- Giải thích cho trẻ những tổn hại về mặc thể chất, tinh thần khi yêu đương trước tuổi thành niên.

4.2. Kỹ năng phòng tránh bị xâm hại tình dục

- Khi thấy người lạ có dấu hiệu đến gần mình thì đứng dậy bỏ đi ngay.

- Khi bị người lạ đụng chạm hoặc xàm sở mình thì hô to “cứu tôi với, tôi không quen người này” (cần lập lại nhiều lần) và báo ngay cho người thân biết sự việc vừa xảy ra.

- Không thể hiện tình cảm, tình yêu vượt quá giới hạn cho phép.

- Khi tham gia sinh hoạt cấm trại, đi tham qua, du lịch cùng tập thể tránh việc tách ra đi riêng một mình, sẽ nguy hiểm đến bản thân.

-  Nói “không” với việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia và đặc biệt là các chất ma túy.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo