Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân,tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bằng toàn bộ tài sản, không được phép phát hành chứng khoán… Vậy cách nộp thuế hộ kinh doanh cá thể như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo qua bài viết Cách nộp thuế hộ kinh doanh cá thể nhanh chóng dưới đây.
1. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Tuy nhiên nếu chủ hộ vẫn có thể tự khắc con dấu hình chữ nhật, có tên hộ kinh doanh và địa chỉ hộ kinh doanh, mã số thuế (nếu cần).
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
- Hộ kinh doanh cá thể chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm
- Được phép sử dụng không quá 10 lao động
Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể:
- Tránh được các thủ tục rườm rà
- Không phải khai thuế hằng tháng
- Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản
- Quy mô gọn nhẹ
- Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ
- Được áp dụng chế độ thuế khoán
Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Không được bảo vệ thương hiệu,
- Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT.
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc
- Sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu .
- Không có tư cách pháp nhân
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh
- Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún
- Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
2. Hướng dẫn nộp lệ phí môn bài cho hộ kinh doanh cá thể
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 22/2020/NĐ-CP và Thông tư số 65/2020/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí môn bài thì cá nhân, hộ kinh doanh thực hiện như sau:
– Trường hợp cá nhân, hộ kinh doanh được miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu khi có doanh thu dưới 100 triệu đồng hoặc những hộ kinh doanh không có hoặc không thường xuyên có địa điểm kinh doanh cố định, những hộ lần đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Hộ kinh doanh phải đóng mức lệ phí môn bài dựa trên doanh thu như sau:
- Đóng 1 triệu đồng/năm với hộ kinh doanh có doanh thu >100 triệu đồng/1 năm
- Đóng 500 nghìn đồng/năm với hộ kinh doanh có doanh thu 300 – 500 triệu đồng/1 năm
- Đóng 300 nghìn đồng/năm với hộ kinh doanh có doanh thu 100 đến 300 triệu đồng/1 năm
– Hộ kinh doanh, bao gồm cả những hộ khoán, những hộ kê khai và cá nhân cho thuê tài sản sẽ không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài, cơ quan thuế sẽ căn cứ vào hồ sơ khai thuế, cơ sở quản lý dữ liệu quản lý thuế để xác định tổng doanh thu năm 2021 từ các nguồn và các địa điểm kinh doanh sẽ làm căn cứ số tiền lệ phí môn bài phải nộp của năm 2021 và sẽ thông báo cho người nộp thuế.
Bên cạnh đó, các hoạt động cho thuê tài sản doanh thu sẽ làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài phải nộp năm 2022. Đồng thời, với những hộ kinh doanh đã giải thể thì việc tạm ngừng kinh doanh sau đó thực hiện kinh doanh trở lại sẽ không xác định được doanh thu của những năm liền trước thì doanh thu làm cơ sở xác định mức doanh thu lệ phí môn bài căn cứ theo theo cơ sở sản xuất kinh doanh cũng quy mô, hay địa bàn và ngành nghề.
– Hộ kinh doanh sẽ nộp lệ phí môn bài theo sự thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất ngày 30/1/2022 đối với những hộ kinh doanh ổn định từ đầu năm và thời hạn cơ quan thuế gửi thông báo chậm nhất là 20/1/2022.
Đối với những hộ kinh doanh mới trong 6 tháng đầu năm thì chậm nhất ngày 30/7/2022 phải thực hiện nộp lệ phí môn bài hoặc thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 309/1/2023 đối với những doanh nghiệp mới ra kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, thời hạn cơ quan thuế gửi thông báo chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng bắt đầu kinh doanh.
3. Hướng dẫn khai thuế, nộp thuế đối với hộ khoán
3.1. Khai thuế khoán
- Hộ khoán khai thuế khoán ổn định 01 lần/năm theo tờ khai mẫu 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài chính do CQT cung cấp từ ngày 20/11/2021 đến ngày 15/12/2021.
- Ngành nghề kinh doanh khai theo danh mục ngành nghề cấp 4 tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hoá đơn để giao cho khách hàng thì đề nghị CQT cấp theo từng lần phát sinh. Hộ khoán có trách nhiệm lưu trữ và xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh. Riêng trường hợp hộ khoán kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện việc lưu trữ hoá đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa hợp pháp và xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Đối với hộ khoán nếu có sử dụng hóa đơn do CQT cấp theo từng lần phát sinh thì doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm không bao gồm doanh thu và thuế do sử dụng hóa đơn.
3.2. Nộp hồ sơ khai thuế
- Hộ khoán nộp Tờ khai thuế ổn định đầu năm Mẫu 01/CNKD đến Tổ công tác tiếp nhận tờ khai thuế đặt tại UBND xã, phường, thị trấn chậm nhất là ngày 15/12/2021.
- Riêng trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh (bao gồm cả hộ đã giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại, hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán), hộ có biến động trong năm (hộ khoán chuyển đổi sang phương pháp kê khai, hộ khoán thay đổi ngành nghề, hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm) thì nộp tờ khai thuế mẫu 01/CNKD đến đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh, hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế, hoặc thay đổi ngành nghề, hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.
- Hộ khoán đề nghị cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh thì hồ sơ khai thuế bao gồm:
+ Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;
+ Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
+ Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
+ Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;...
CQT có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
3.3. Hướng dẫn nộp thuế khoán
- Hộ khoán nộp tiền thuế vào NSNN hoặc nộp thuế qua tổ chức ủy nhiệm thu (nếu có) theo Thông báo nộp tiền của CQT.
- Thông báo nộp tiền của CQT được gửi đến hộ khoán chậm nhất là ngày 20/01/2022 đối với hộ ổn định từ đầu năm, hoặc ngày 20 hằng tháng đối với hộ khoán mới ra kinh doanh trong năm và hộ có biến động trong năm. Trường hợp hộ ổn định đầu năm sẽ được CQT gửi Thông báo nộp tiền kèm theo Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng. Trường hợp CQT đã thực hiện công khai trên Cổng thông tin điện tử của CQT thì không gửi Bảng công khai danh sách hộ khoán trong cùng địa bàn/ngành hàng, hộ khoán truy cập vào Cổng thông tin của CQT để tra cứu, đối chiếu, có ý kiến đối với Bảng công khai nêu trên.
- Thời hạn nộp thuế hậm nhất là ngày cuối cùng của tháng. Trường hợp hộ khoán mới ra kinh doanh hoặc có biến động trong năm thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo.
- Trường hợp hộ khoán đề nghị cấp hoá đơn theo từng lần phát sinh của CQT thì thời hạn nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn là thời hạn khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn.
- Sau khi nộp tiền thuế vào NSNN, hộ khoán được nhận chứng từ nộp thuế là Giấy nộp tiền có xác nhận của Ngân hàng thương mại/Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ xác định hộ khoán đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trường hợp hộ khoán nộp qua tổ chức ủy nhiệm thu thì được nhận chứng từ thu thuế từ tổ chức ủy nhiệm thu.
- Hộ khoán có thể nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile thông qua liên kết với ứng dụng thanh toán của ngân hàng.
Nội dung bài viết:
Bình luận