Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng

Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, các bạn vi phạm luật giao thông và bị xử phạt hành chính. Lúc này, công an giao thông sẽ tiến hành lập biên bản về lỗi của các bạn đã mắc phải. Và sau đó, họ yêu cầu bạn đến kho bạc nhà nước để nộp phí phạt theo lỗi vi phạm giao thông cụ thể đã ghi rõ. Vậy Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nộp Phạt Vi Phạm Giao Thông
Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng

1. Các trường hợp được nộp phạt tại chỗ?

Người vi phạm giao thông có thể nộp phạt tại chỗ xử lý vi phạm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và vi phạm không được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Trường hợp này thì người có thẩm quyền xử phạt không lập biên bản và phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

- Vi phạm giao thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân bị xử phạt có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt.

- Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, (Luật xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi 2020)

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại các địa điểm như kho bạc Nhà nước, chuyển khoản....

Trường hợp của bạn là lỗi quay đầu tại nơi bị cấm được quy định tại điểm i) khoản 2 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Các hình thức nộp phạt vi phạm giao thông?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020, khoản 1 Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:

- Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

- Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu bị phạt tại chỗ hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;

- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện,...).

Hiện nay, trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp dịch vụ nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, ngoài các hình thức nộp phạt tại mục (2), hiện tại, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.

3. Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng

Nộp phạt qua hình thức ngân hàng trực tuyến

Theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, người nộp ngân sách nhà nước: là các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí, phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Vì thế, hướng dẫn này cũng có thể áp dụng cả đối với người vi phạm giao thông cần nộp phạt vào ngân sách.

Nộp qua dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng, người vi phạm tiến hành các bước sau:

– Người vi phạm đăng nhập vào hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng của ngân hàng (như ATM, Internet Banking, Mobile Banking hoặc các hình thức thanh toán điện tử khác);

– Lập chứng từ nộp ngân sách nhà nước theo chỉ dẫn trên hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử;

– Ngân hàng kiểm tra thông tin về tài khoản và điều kiện trích nợ tài khoản.

Trường hợp kiểm tra phù hợp thì làm thủ tục chuyển tiền đầy đủ, kịp thời vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước theo thông tin ghi trên chứng từ.

Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì gửi thông báo phản hồi chưa thành công cho người nộp ngân sách nhà nước qua hệ thống ứng dụng thanh toán điện tử tương ứng để người nộp ngân sách nhà nước thực hiện lại các bước.

Ngoài ra, người vi phạm giao thông cũng có thể nộp ngân sách nhà nước qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia (https://dichvucong.gov.vn/) hoặc qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.

Tuy nhiên, hiện nay việc nộp phạt qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia mới chỉ được thí điểm tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng và Hải Phòng.

Nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng nào?

Pháp luật đã cho phép người dân nộp tiền phạt trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt. Điều này đã tạo thuận lợi cho việc quản lý tiền phạt, đặc biệt tại miền núi, vùng sâu vùng xa – những nơi có khó tiếp cận và di chuyển để có thể đến Kho bạc nhà nước nộp tiền phạt.

Các ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu được viết trong biên bản xử phạt, trong đó có thể kể tên một số ngân hàng như: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và MB…

Những ngân hàng được ủy nhiệm thu tiền phạt phải viết biên lai thu phạt có dấu đỏ của ngân hàng. Một cái ngân hàng giữ để chuyển cho nhà nước, một cái biên lai cho người đóng phạt giữ.

Ngoài ra, từ ngày 01/07/2020, Nhà nước cũng cho phép người dân có thể nộp phạt qua mạng qua hình thức thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Vì vậy, nếu Quý khách có tài khoản ngân hàng đã được kết nối với Cổng thông tin Dịch vụ công Quốc gia, Quý khách có thể nộp phạt qua hình thức trên thay vì nộp phạt trực tiếp tại ngân hàng.

4. Mất biên bản nộp phạt có sao không?

Theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính; để nộp phạt và lấy lại giấy phép lái xe thì phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

Đối với trường hợp xử phạt có lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập 02 biên bản và giao 01 biên bản cho người bị xử phạt (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020).

Theo quy định pháp luật, trường hợp người vi phạm làm mất biên bản vi phạm hành chính, thì người vi phạm làm mất biên bản phải viết một đơn cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương, trong đó ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ và nói rõ ngày, giờ bị mất biên bản để công an địa phương xác nhận.

Sau đó người vi phạm mang bản cam đoan này đến nơi CSGT lập biên bản vi phạm. Lực lượng chức năng sẽ rà soát hồ sơ, biên bản lưu giữ, đối chiếu chính xác thì sẽ làm thủ tục giải quyết vi phạm (cho nộp phạt), đồng thời trả lại giấy tờ (nếu có) cho người vi phạm theo quy định.

5. Nộp phạt chia ra nhiều lần trong một số trường hợp nào?

Căn cứ điều 79 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi 2020

- Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 150.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức;

+ Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt nhiều lần.

Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

Đơn đề nghị của tổ chức phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế.

- Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần.

- Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt.

- Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

6. Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính) quy định thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông tùy vào mỗi trường hợp như sau:
– Trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần: Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực.
– Trường hợp xử phạt tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

Trên đây là Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông qua ngân hàng mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo