Thủ tục mở Cửa hàng kinh doanh Sữa chua ăn các loại 2024

Kinh doanh sữa chua trân châu - kinh doanh sữa chua túi - kinh doanh sữa chua online - kinh doanh sữa chua trái cây - kinh doanh sữa chua tự làm - kinh doanh sữa chua uống hoa quả - kinh doanh sữa chua nếp cẩm - kinh doanh bán sữa chua - có nên kinh doanh sữa chua - học cách kinh doanh sữa chua - kinh doanh sữa chua dẻo - bán sữa chua dẻo - làm sữa chua kinh doanh - kinh doanh quán sữa chua - cách làm sữa chua uống kinh doanh

Bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh sữa chua tự làm nhưng chưa nắm rõ thủ tục thực hiện? ACC sẽ hướng dẫn cụ thể Cách mở cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại sau đây.

Cách Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Sữa Chua Ăn Các Loại 2020
Cách Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Sữa Chua Ăn Các Loại

1. Có nên đăng ký kinh doanh cửa hàng sữa chua hay không?

Kinh doanh mặt hàng ăn uống không còn là ngành nghề xa lạ với chúng ta; hầu như ai cũng có thể chuẩn bị và thực hiện kinh doanh ngành này được. Tuy nhiên, đối với giai đoạn chuẩn bị, hầu hết chủ kinh doanh nào cũng thắc mắc có nên đăng ký kinh doanh hay không? Và nếu có, thì thủ tục đăng ký và mở cửa hàng như thế nào? ACC sẽ giúp khách hàng có thắc mắc trên hiểu rõ hơn về Cách mở cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại 2020.

Đối với câu hỏi có nên đăng ký kinh doanh cửa hàng sữa chua hay không, ACC xin trả lời là bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, nếu khách hàng có dự định mở cửa hàng sữa chua.

Bởi lẽ, khoản 2 Điều 66 NĐ 78/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp kinh doanh mà không cần đăng ký kinh doanh, các trường hợp này chỉ bao gồm buôn bán hàng hàng rong, lề đường. Đối với những trường hợp không thuộc điều khoản trên, pháp luật buộc chủ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, kinh doanh cửa hàng sữa chua buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chủ kinh doanh cố ý kinh doanh mà không đăng ký, khi bị cơ quan chức năng phát hiện, chủ kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt hành chính về đăng ký kinh doanh. Cụ thể, Điều 6 NĐ 124/2015/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, chủ kinh doanh còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định về pháp luật hình sự.

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng sữa chua

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai hình thức kinh doanh là Hộ kinh doanh, hoặc Doanh nghiệp; tùy theo vốn và quy mô của cửa hàng. ACC sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh đối với cả hai trường hợp trên như sau:

Đối với Hộ kinh doanh:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký gồm 1 bộ, bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.

Đối với Doanh nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

  • Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh cho thuê áo dài cưới.
  • Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
  • Bản điều lệ của doanh nghiệp (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
  • Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.

Chủ kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng với đó là hồ sơ đăng ký của từng loại hình doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những nội dung khác nhau.

Bước 2:

Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại

Đối với cửa hàng kinh doanh các loại sữa chua, sau khi đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục này là một thủ tục khó, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề khiến dư luận bức xúc, do đó, để đạt được kết quả tối ưu và tiết kiệm nhất, chủ kinh doanh nên nhờ sợ trợ giúp của đơn vị dịch vụ pháp lý. ACC là cơ quan pháp lý uy tín, chuyên nghiệp luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng khi gặp vướng mắc đối với thủ tục trên.

Thủ tục xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng kinh doanh sữa chua ăn các loại gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước tiên, chủ kinh doanh tới Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để nộp bộ 01 (một) hồ sơ, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;
  • Danh sách xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe của chủ và nhân viên;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp (Bản sao y công chứng);
  • Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Kiểm tra cửa hàng và xét duyệt hồ sơ

Chi cục/Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử cán bộ đến cửa hàng kinh doanh để kiểm tra, nếu cửa hàng đạt đủ yêu cầu cơ quan sẽ cấp Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Còn nếu như chưa đạt yêu cầu, thì sau 3 tháng sẽ có đoàn thẩm định lại, nếu vẫn chưa đạt đoàn thẩm định có quyền đề xuất đình chỉ hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của ACC về kinh doanh sữa chua trân châu - kinh doanh sữa chua túi - kinh doanh sữa chua online - kinh doanh sữa chua trái cây - kinh doanh sữa chua tự làm - kinh doanh sữa chua uống hoa quả - kinh doanh sữa chua nếp cẩm - kinh doanh bán sữa chua - có nên kinh doanh sữa chua - học cách kinh doanh sữa chua - kinh doanh sữa chua dẻo - bán sữa chua dẻo - làm sữa chua kinh doanh - kinh doanh quán sữa chua - cách làm sữa chua uống kinh doanh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (411 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo