Cách Mở Công Ty Máy Tính Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam (Cập nhật 2024)

Cách Mở Công Ty Máy Tính Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam

Công nghệ thông tin có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và kinh doanh. Các lĩnh vực kinh doanh khác đều cần có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là công nghệ thông tin, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước. Sau đây là thủ tục mở công ty công nghệ thông tin/máy tính có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ 51% giá trị vốn điều lệ trở lên của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế thì được coi là một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Một tổ chức nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
  • Một tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp

THIẾU HÌNH

1. Điều kiện mở công ty máy tính có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên).
  2. Cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam.
  3. Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước.
  4. Cần phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển trên địa phương.
  5. Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.
  6. Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xã hội.
  7. Chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO 2016.

2. Các ngành nghề khi thành lập công ty về công nghệ thông tin/công ty máy tính có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Dịch vụ tư vấn lien quan tới lắp đặt phần cứng máy tính – mã ngành CPC 841
  2. Dịch vụ thực hiện phần mềm – mã ngành CPC 842
  3. Dịch vụ xử lý dữ liệu – mã ngành CPC 843
  4. Dich vụ duy tu và bảo dưỡng máy móc và thiết bị văn phòng, bao gồm cả máy tính – mã ngành CPC 845
  5. Các dịch vụ máy tính khác – mã ngành CPC 845

3. Thành lập công ty máy tính có vốn đầu tư nước ngoài.

3.1 Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trực tiếp)

Bước 1: Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư:

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Hồ sơ bao gồm:
    • Văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính
    • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
    • Văn bản đề xuất dự án đầu tư
    • Bản giải trình về việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa
    • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu
    • Hợp đồng thuê nhà công chứng (do cá nhân/ đại diện tổ chức nước ngoài ký)
    • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công chứng
    • Văn bản Xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.
    • Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổi chức nước ngoài)
    • Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm (đối với tổ chức nước ngoài)
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận cửa Phòng Đăng ký đầu tư tỉnh/thành phố (Sau 14 ngày làm việc, Phòng Đăng ký Đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu theo yêu cầu, nếu như hồ sơ hợp lệ được cấp giấy chứng nhận đầu tư).

Bước 2: Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư, thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu:

Tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    • Giấy đề nghị thành lập công ty (TT Số:02/2019/TT-BKHĐT)
    • Giấy chứng nhận đầu tư
    • Điều lệ công ty
    • Danh sách thành viên, danh sách cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc cổ phần)
    • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)
    • Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người đại diện và các thành viên công ty
    • Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu người đại diện không trực tiếp đi thực hiện thủ tục)
  • Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03-06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ thong tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tiếp tục thực hiện thủ tục khắc dấu công bố mẫu dấu

Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam

Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam

3.2 Đăng ký góp vốn, mua cổ phần từ công ty Việt Nam (gián tiếp):

Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam để có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu cấp. (100% vốn phải là của người hoặc tổ chức Việt Nam)

  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    • Giấy đề nghị thành lập công ty (TT Số:02/2019/TT-BKHĐT)
    • Điều lệ công ty
    • Danh sách thành viên, danh sách cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc cổ phần)
    • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)
    • Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người đại diện và các thành viên công ty
    • Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu người đại diện không trực tiếp đi thực hiện thủ tục)
  • Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03-06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tiếp tục thực hiện thủ tục khắc dấu công bố mẫu dấu

Bước 2: Làm thủ tục để cổ đông nước ngoài mua hoặc góp thêm vốn vào công ty Việt Nam ở bước 1. (Có thể mua hoàn toàn hoặc 1 phần)

  • Thực hiện thủ tục xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn của cá nhân, tổ chức nước ngoài:
  • Hồ sơ bao gồm:
    • Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần, phần vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài
    • Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài (đối với tổ chức)
    • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục)
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký đầu tư tỉnh/ thành phố (Sau 14 ngày làm việc, phòng đăng ký đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu theo yêu cầu. Nếu như hồ sơ hợp lệ, được cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần, phần vốn góp. Tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn từ cá nhân/ tổ chức Việt Nam sang cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài).
  • Thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của cá nhân/ tổ chức Việt Nam sang cho cá nhân/ tổ chức nước ngoài
  • Hồ sơ bao gồm:
    • Biên bản họp, quyết định (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần), Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên) về việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho người nước ngoài
    • Hợp đồng chuyển nhượng + biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
    • Hộ chiếu công chứng (cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đổi với tổ chức)
    • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)
    • Chứng minh thư công chứng (người được ủy quyền, trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)
    • Văn bản đủ điều kiện góp vốn/ mua cổ phần, phần vốn góp (bản gốc)
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư và lấy giấy phép đăng ký doanh nghiệp trong ngày.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1044 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo