Việc nộp thuế thông qua hình thức điện tử đang dần thay thế hình thức truyền thống trước đây. Hình thức nộp thuế điện tử đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi nhưng dễ xảy ra sai sót. Việc nắm rõ cách thức để điều chỉnh thông tin một cách kịp thời, hợp pháp là vô cùng quan trọng. Sau đây, Luật ACC sẽ cung cấp thông tin và phân tích cho quý bạn đọc về cách lập thư tra soát thuế để quý bạn đọc cùng hiểu rõ.
1. Thư tra soát là gì?
Thư tra soát hay còn gọi là mẫu C1-11/NS được dùng khi doanh nghiệp bạn phát hiện ra sai sót, thông tin kê khai không chính xác trên các chứng từ nộp khi nộp thuế. Khi tìm thấy lỗi sai, doanh nghiệp bạn cần gửi mẫu thư tra soát đến cơ quan thuế.
Sau khi nhận thư tra soát từ người nộp thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra lại thông tin thu nộp và sử dụng mẫu điều chỉnh thu ngân sách nhà nước để gửi cho kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước dựa trên thông tin của cơ quan thuế mà thực hiện điều chỉnh, sau đó cơ quan thuế sẽ thông báo cho doanh nghiệp của bạn.

Cách lập thư tra soát thuế
2. Thời điểm phải thực hiện tra soát thông tin trên chứng từ nộp thuế
Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo thì cần phải thực hiện tra soát.
Những sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước có thể là: chọn nhầm cơ quan thu, chọn nhầm mã chương; chọn nhầm mã tiểu mục; sai số tiền thuế phải nộp…
3. Nguyên tắc xử lý khi phát hiện sai sót thông tin trên chứng từ nộp thuế
- Sai sót phát sinh hoặc được phát hiện tại đơn vị nào; thì đơn vị đó phải chủ động xác định nguyên nhân sai sót, khắc phục hậu quả; đồng thời gửi văn bản tra soát hoặc thông báo đến các đơn vị liên quan để phối hợp, xử lý theo quy định.
- Việc xử lý sai sót phải được thực hiện ngay trong ngày phát hiện sai sót; trường hợp đã hết thời gian Điều chỉnh trong ngày; thì chậm nhất phải xử lý trong ngày làm việc tiếp theo ngày phát hiện sai sót.
- Các Khoản tiền chuyển thừa, chuyển thiếu được xử lý theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
- Trường hợp phát sinh sai sót thông tin trong hạch toán thu nộp ngân sách nhà nước; ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước không được hoàn lại tiền cho người nộp thuế. Ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện tra soát; hoàn thiện thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định xử lý sai sót trong thanh toán; đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc ghi nhận các Khoản nộp ngân sách cho người nộp thuế.
- Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế; người nộp thuế phối hợp với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế; để xử lý sai sót trong việc nộp tiền vào ngân sách.
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện trùng giao dịch nộp thuế điện tử từ 02 (hai) lần trở lên cho 01 (một) Khoản nộp trong một ngày thì người nộp thuế liên hệ với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế để đề nghị Điều chỉnh lại còn một lần nộp thuế. Trường hợp số thuế của giao dịch trùng đã được hạch toán nộp vào ngân sách nhà nước, người nộp thuế được lựa chọn để số tiền đó nộp cho các Khoản nghĩa vụ còn phải nộp hoặc đề nghị hoàn theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
4. Cách lập thư tra soát thuế điều chỉnh thông tin
Khi phát hiện sai sót liên quan đến Khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo, người nộp thuế lập hồ sơ thực hiện tra soát gửi đến cơ quan thuế. Hồ sơ bao gồm:
- Thư tra soát mẫu số C1-11/NS.
- Chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị Điều chỉnh sai sót.
Bước 1: Đăng nhập thuedientu, chọn lập thư tra soát
Đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn bằng tài khoản MST-QL:
Chọn phần Nộp thuế, chọn Lập thư tra soát

Bước 2: Điền các thông tin vào thư tra soát


Lập xong, bạn chọn Hoàn thành.
Bước 3: Kiểm tra và ký nộp thư tra soát
Bạn kiểm tra lại toàn bộ các thông tin 1 lần
Khi các thông tin đã đúng, bạn cắm chữ ký số sau đó ấn Ký và nộp, nhập mã PIN để ký điện tử.
Bước 4: Kiểm tra kết quả tra soát
Sau 1 đến 3 ngày làm việc, bạn hãy đăng nhập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn để kiểm tra xem có kết quả tra soát của cơ quan thuế chưa

Kết quả: Cơ quan thuế đã điều chỉnh theo yêu cầu của người nộp thuế.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về cách lập thư tra soát thuế, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục nộp thuế trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận